Chùa Vạn Phước nằm tại ấp Bình Chiến, huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. Tọa lạc trên một khu đất rộng 12ha, chùa Vạn Phước được xem như là một trong những ngôi chùa lớn nhất Bến Tre. Nơi đây sở hữu khuôn viên cực kỳ rộng và thoáng đãng với hàng ngàn loại cây chen nhau kết hoa trái quanh năm. Bước vào khuôn viên của ngôi chùa này, bạn sẽ đắm chìm vào sự mát lành, thơm thoang thoảng mùi cỏ dại của của chốn đồng quê.

chùa vạn phước

Ngôi chùa được xây dựng giữa vùng đầm lầy, trũng bùn. 

Chùa Vạn Phước xuất hiện như một viên ngọc quý tỏa sáng lấp lánh giữ những khu rừng già xơ xác không ai quan tâm đến. Giữa một vùng trũng đầm lầy hôi tanh mùi bùn, giữa vùng đất lấp đầy những ngọn cỏ dại cao ngang đầu, lại có một viên ngọc lấp lánh với những công trình kiến trúc, những cảnh đẹp không ngờ. Từ khi khánh thành địa điểm du lịch này, đã có rất nhiều khách du lịch ghé thăm và chiêm bái tượng phật khổng lồ tại đây.

Chùa Vạn Phước cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng chừng 4km. Nếu bạn muốn di chuyển đến nay có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Bên cạnh đó, ngôi chùa này cũng cách khu du lịch biển Thừa Đức khoảng chừng 2km. Chùa Vạn Phước với màu vàng sáng rực rỡ cả một vùng Bình Đại ven biển.

Nếu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể bắt chuyến xe khách hoặc đi xe máy về huyện Bình Đại theo cung đường sau. Bạn đi theo cung đường cao tốc Bắc – Nam, đến nút giao Thân Cửu Nghĩa, bạn rẽ trái vào cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương. Đến đoạn ngã tư giao với Quốc lộ 1A, bạn rẽ phải vào đường QL 1A, di chuyển thêm hơn 4km bạn sẽ gặp bùng binh vào lối rẽ vào Ấp Bắc. Sau đó tại ngã tư giao với Ql 60 bạn rẽ phải, tiếp tục đi theo cung đường QL 60. Tại Ngã tư An Khánh bạn rẽ trái vào huyện Châu Thành. Gặp bùng binh bạn chọn rẽ vào lối thứ 3, sau đó di chuyển thêm 5,4km bạn sẽ gặp thêm 1 bùng binh nữa vào chọn rẽ vào lối thứ 1. Tiếp tục di chuyển thêm 5,6km bạn sẽ gặp được cổng chùa vàng rực của chùa Vạn Phước.

cung đường di chuyển đến chùa Vạn phước

Cung đường di chuyển đến chùa nếu xuất phát từ Bến Tre.

Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Bến Tre, bạn có thể lựa chọn đi theo cung đường Trần Quốc Tuấn đến đường 30/4, sau đó rẽ vào đại lộ Đồng Khởi và đi dọc theo con đường Nguyễn Huệ. Bạn đi tiếp theo cung đường Nguyễn Thị Định – Huỳnh Tấn Phát – cầu Ba Lai. Chạy xe vào tỉnh lộ 883 và hỏi đường người dân vào chùa Vạn Phước.

3. LỊCH SỬ CỦA NGÔI CHÙA “TIÊN CẢNH” 

So với các ngôi chùa cổ khác, chùa Vạn Phước có tuổi đời khá nhỏ vì được xây dựng vào năm 2000. Khi ban đầu xây dựng ngôi chùa này, chùa Vạn Phước chỉ có diện tích khoảng 8ha và bị bao quanh bởi đầm lầy và cỏ dại hoang vu. Không một ai có thể ngờ được, tại thời điểm hiện tại lại có một viên ngọc quý tỏa sáng giữa vùng đầm lầy hoang sơ này.

Cho đến năm 2005, khi Đại sư Thích Phước Chỉ lúc ấy chỉ là một tu sĩ và một muốn được xây một tịnh xá nhỏ để tu hành giúp đỡ mọi người. Được biết Đại sư Thích Phước Chỉ là một người nhân hậu và từ bi, một lòng hướng Phật, và luôn hướng đến điều thiện. Chính ngài là người đã giúp đỡ, cưu mang 40 người bệnh tật, tâm thần không ai nương tựa.

du khách chụp hình với chùa vạn phước

Hiện nay ngôi chùa đã được tu sửa và trở thành địa điểm thu hút nhiều du khách.

Mãi đến thời điểm gần sau này, được sự giúp đỡ của các Phật tử gần xa, cũng như người dân địa phương đã góp sức tu sửa và xây dựng nên chùa Vạn Phước nguy nga tráng lệ như bây giờ. Chính vì thế, có thể nói để có một nơi “tiên cảnh” như bây giờ chính là nhờ vào sự giúp đỡ, đóng góp chung tay của tất cả mọi người.

Chùa Vạn Phước được xây dựng như một hòn ngọc quý, không chỉ là địa điểm hành hương của bà con du khách gần xa. Mà nơi đây còn là mái ấm của một số người tàn tật tâm thần, những ai được trụ trì Thích Phước Chỉ cưu mang giúp đỡ. Vào năm 2008, chùa Vạn Phước đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận là điểm đến hành hương của du khách khắp mọi miền đất nước.

4. KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO ĐẶC SẮC 

Tuy được xây dựng vào thời gian mới gần đây, chùa Vạn Phước vẫn giữ nguyên được kiến trúc cổ điển của kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Nơi đây được thiết kế có đôi nét giống với kiến trúc cung đình xưa. Một số công trình nổi bật tại chùa Vạn Phước có thể kể đến: cổng Tam Quan, chánh điện, nhà thờ tự Phật, tượng Phật Di Lặc,…

5. CÓ GÌ HẤP DẪN TẠI CHÙA VẠN PHƯỚC 

Điều đặc biệt tại chùa Vạn Phước chính là bức tượng Phật Di Lặc vô cùng to lớn và nổi tiếng tại đây. Từ lúc khánh thành bức tượng Phật Di Lặc, có rất nhiều du khách và người hành hương ghé thăm và chiếm chùa Vạn Phước.

Được biết, bức tượng này chính là tâm nguyện của phật tử tứ phương mong muốn được xây dựng. Chính vì thế, vào ngày 29/01/2010 bức tượng đã được ra đời dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân Thuỵ Lam. Tất cả những công trình kiến trúc tại chùa Vạn Phước có được xây dựng và thành công như ngày hôm nay là nhờ vào sự chung tay giúp sức của quý Phật tử thập phương.

tượng phật di lặc tại chùa vạn phước

Bức tượng được mạ vàng nổi bật giữa khuôn viên chùa.

Bức tượng Phật Di Lặc được chạm khắc vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ với kích thước cực kỳ khổng lồ. Được biết, bức tượng có khối lượng lên đến 99 tấn với chiều cao là 12m45 và được làm từ bê tông cốt thép mạ vàng với trị giá được ước tính là 2,27 tỷ đồng.

Bức tượng được chạm khắc hình tượng Phật Di Lặc, với khuôn mặt vô cùng hiền từ nhưng lại rất tích cực. Ý nghĩa của bức tượng chính là muốn cổ vũ mọi người sống tích cực hằng ngày và bỏ qua những chuyện làm mình đau khổ, luôn mỉm cười hướng về tương lai phía trước. Toàn bộ bức tượng tại chùa Vạn Phước được mạ vàng óng ánh, với kích thước to lớn bức tượng dễ dàng đón nhận những tia nắng chói chang của mặt trời. Khi ánh nắng buông xuống, bức tượng Phật Di Lặc như đang phát sáng và chíu rọi xuống nhân gian.