Bộ phim “Tây Du Ký” năm 1986 đã trở thành một tượng đài của điện ảnh Trung Quốc và được yêu thích bởi khán giả trên khắp thế giới. Một phần quan trọng của thành công này là nhờ sự sáng tạo và khéo léo trong từng chi tiết nhỏ của ê-kíp sản xuất bộ phim này.

Một trong những điểm đáng chú ý là cảnh quay Thủy cung trong “Tây Du Ký.” Để tạo ra cảnh quay dưới nước này, đoàn làm phim đã phải đối mặt với một thách thức lớn. Khi đó, công nghệ kỹ xảo trên máy tính vẫn mới mẻ và thô sơ, không thể tái hiện các cảnh quay dưới nước một cách hiệu quả. Do đó, họ đã đặt một bể cá cảnh trước ống kính và sử dụng ống sục khí để tạo hiệu ứng bong bóng, khiến cho khán giả có cảm giác như đang ở dưới nước. Thực chất, đó chỉ là một cảnh quay trên cạn qua một chiếc bể cá.

Cảnh quay thiên đình, vườn đào và hội bàn đào cũng là những điểm đặc biệt của “Tây Du Ký,” và nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để tạo ra các khung cảnh này. Thực tế, những cảnh này đã được quay tại trường Dục Anh, Bắc Kinh, trên sân thể dục thể thao của trường. Những quả đào khổng lồ được làm bằng tre đan thành hình tròn, cố định bằng dây thép và sau đó được phủ bằng giấy bột và sơn màu để tạo thành một quả đào tròn và hoàn hảo.

Cảnh quay về con mãng xà cũng là một điểm đặc biệt. Ban đầu, nhiều khán giả tin rằng con mãng xà đó chỉ là đạo cụ hoặc kỹ xảo, nhưng sau này mới phát hiện rằng đó là một con thật. Đạo diễn Dương Khiết đã mượn con trăn này từ một người bạn.

Trong nhiều cảnh quay, như khi Tôn Ngộ Không thổi khói phù phép cứu Đường Tăng, khói được sử dụng thực chất là khói thuốc lá. Diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đã phải hút thuốc trước khi quay để tạo ra cảm giác khói phát ra từ miệng mình.

Những chi tiết này cho thấy rằng sự sáng tạo và khéo léo của ê-kíp “Tây Du Ký” 1986 đã giúp tạo ra một bộ phim kinh điển và đáng nhớ, và các cảnh quay hoành tráng của phim thường được thực hiện bằng những cách đầy ý tưởng và tinh tế.

Loạt cảnh quay trong “Tây Du Ký 1986” bỗng gây b.ão mạng vì điều gì?

Tháng 7 năm 1982, sau khi cố đạo diễn Dương Khiết chọn ra bốn diễn viên chính, đoàn làm phim “Tây Du Ký” chính thức khởi động. Ít ai biết, tập đầu tiên của bộ phim kinh điển được ghi hình là “Trừ yêu quái nước Ô Kê”. Vào thời điểm đó, công nghệ kỹ xảo chưa tiên tiến, cách quay cũng tương đối đơn giản. Vì thế, Dương Khiết đã nghĩ đến việc thử nghiệm quay một tập trước, để xem phản ứng của khán giả trước khi phát sóng chính thức vào năm 1986. Để tiết kiệm kinh phí, quần áo của Đường Tăng trong phim đều do các vị sư trong chùa tặng.


Tạo hình các nhân vật thay đổi so với các tập phim đầu
Sau này, kỹ xảo phát triển, nhiều cảnh phim được quay lại. Hình dáng của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới được thay đổi. “Đường Tăng” Uông Việt cũng bị thay thành Trì Trọng Thụy. Việc thay đổi công nghệ và diễn viên dẫn đến loạt “sạn” phim được khán giả tình cờ phát hiện ra sau 40 năm ghi hình.

Điều này khiến cộng đồng mạng thích thú và chia sẻ với nhau những khoảnh khắc về bộ phim gắn liền với ký ức tuổi thơ.
Lúc đầu, Tôn Ngộ Không đang ngồi trên một chiếc bàn, và có một chiếc bàn khác bên cạnh. Tuy nhiên, khi tiểu nhị bước ra, chiếc bàn bên cạnh đã “không cánh mà bay”.

Vì thu phục chú khỉ, Nhị Lang Thần đã cho gọi Hạo Thiên Khuyển trợ trận. Thế nhưng, có thể thấy, hai chú chó hoàn toàn khác nhau, chỉ giống chiếc áo trên người.
Đường Tăng mặc áo sơ mi bên trong áo cà sa.

Trong tập “Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh”, khi diễn viên chuẩn bị ngã xuống vì bị Tôn Ngộ Không đánh, một bàn tay phía sau lưng lọt vào khung hình.
Vũ khí của Trư Bát Giới thay đổi hình dạng trong các cảnh quay khác nhau.
Ở tập “Ba lần mượn quạt ba tiêu”, Thổ Địa lộ chiếc áo thu đông bên trong đồ cổ trang.
Khi Tôn Ngộ Không cứu Kim Thánh nương nương, cầm chuông Tử Kim, anh mặc bộ đồ màu vàng. Nhưng giây tiếp theo, học trò Đường Tăng lại mặc áo bào xám.
Bóng đèn điện xuất hiện trong tập phim “Thiếu nữ Thiên Trúc”.
Một nhân viên cầm gương hắt sáng bị lọt vào cảnh phim.
Trang phục thái giám thay đổi chỉ trong một cảnh quay. Bên cạnh đó, tua rua kiếm của hoàng tử cũng có màu sắc khác nhau.
Đạo cụ trên bàn của Thiết Phiến công chúa biến đổi kỳ lạ chỉ trong tích tắc.
Đạo diễn Dương Khiết đeo kính đen xuất hiện trong một cảnh phim.