Là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, cuộc đời Võ Tắc Thiên có nhiều bí ẩn. Trong số này, vóc dáng của bà gây nhiều tò mò.

Võ Tắc Thiên là vị nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, những câu chuyện xoay quanh vị nữ hoàng đế này luôn thu hút sự chú ý và tò mò của hậu thế. Báo Tri thức & Cuộc sống năm 2023 có bài viết với tiêu đề “Chi tiết bất ngờ h.é l.ộ chiều cao thật của Võ Tắc Thiên” nói về nội dung như sau:


Võ Tắc Thiên (624 – 705) là một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà nhập cung và lần lượt làm phi tần của 2 cha con Đường Thái Tông Lý Thế Dân và Đường Cao Tông Lý Trị.
Sau khi Đường Cao Tông băng hà, Võ Tắc Thiên lần lượt đưa 2 con trai lên ngôi và trở thành hoàng thái hậu. Thế nhưng, hai ông hoàng này lần lượt bị bà phế bỏ. Cuối cùng, năm 66 tuổi, bà tự mình xưng đế, đổi quốc hiệu thành Chu.

Là người phụ nữ quyền lực và có ảnh hưởng lớn, Võ Tắc Thiên khiến nhiều người tò mò bà có dung mạo như thế nào. Để giải mã bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã lần tìm các sử liệu, ghi chép và có phát hiện bất ngờ.

Theo các chuyên gia, trong nhiều sử liệu, Võ Tắc Thiên được miêu tả có dáng người cao ráo, tướng mạo xinh đẹp, đa tài đa nghệ.

Một số nhà nghiên cứu ước tính Võ Tắc Thiên sở hữu chiều cao ấn tượng là 1,65m. Trong khi vào thời kỳ ấy, chiều cao trung bình của nữ giới là 1m50 và nam giới là 1,60m.

Lúc còn sống, Võ Tắc Thiên tự hào về ngoại hình của mình. Đặc biệt, sau khi trở thành nữ hoàng đế, bà đã cho nhiều thợ mộc lấy dung mạo của bản thân để khắc tượng Phật.
Các chuyên gia tìm thấy bên trong hang đá Long Môn ở Lạc Dương có một bức tượng có tên là ‘Phật Lư Xá Na’. Bức tượng này được tạc vào năm 672.
Bức tượng trên được giới chuyên gia nhận xét là sở hữu gương mặt sắc sảo, ánh mặt sống động. Tương truyền, bức tượng được chạm khắc dựa trên dung mạo của Võ Tắc Thiên. Vào thời điểm ấy, Võ Tắc Thiên đang là hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị. Bà vô cùng hài lòng đối với bức tượng ‘Phật Lư Xá Na’ nên thưởng cho những người thợ khoản tiền hậu hĩnh.
Trong ‘Tắc Thiên đại thánh Hoàng hậu ai sách văn’, dung mạo của Võ Tắc Thiên được mô tả bằng bốn chữ ‘Kỳ tương nguyệt yển’. Theo đó, bà không chỉ xinh đẹp mà còn có tướng mạo khí khái.
Tương tự, trong ‘Cựu Đường Thư’, Viên Thiên Cang từng xem tướng cho Võ Tắc Thiên và mô tả dung mạo của bà với cụm từ ‘Long tinh phượng cảnh’ (mắt rồng cổ phượng), ngụ ý rằng bà có tướng mạo của bậc đế vương
Trước đó vào năm 2019, báo Thời đại cũng có bài đăng tương tự với thông tin: “Trời không s.ợ, đất không s.ợ nhưng có 2 thứ khiến Nữ hoàng Võ Tắc Thiên quyền lực cũng phải s.ợ h.ãi”. Nội dung được báo đưa như sau:

Nổi tiếng là Nữ hoàng t.àn b.ạo và lạnh lùng, không kiêng nể ai, nhưng Võ Tắc Thiên lại luôn mang trong mình một nỗi s.ợ kỳ lạ, lưu truyền đến tận ngày nay khiến nhiều người bất ngờ.

Nhắc đến Võ Tắc Thiên thì có lẽ không ai là không biết, bởi bà là Nữ hoàng duy nhất của Trung Hoa phong kiến với tài sắc khó ai sánh bằng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, bà còn nổi tiếng bởi những giai thoại xung quanh mình về sự tàn ác và cay độc mà không một mỹ nhân Trung Hoa nào có thể vượt qua được, chẳng hạn bà sẵn sàng ra tay gi.ết ch.ết bất kỳ ai ngáng đường mình với mục tiêu nắm trọn quyền lực.

Thậm chí, ghê gớm hơn, bà còn nh.ẫn t.âm ra tay gi.ết ch.ết chính con gái ru.ột của mình để v.u o.an cho Vương Hoàng hậu, từ đó nghiễm nhiên c.ướp đi ngôi vị Mẫu nghi thiên hạ và dọn đường cho sự đăng cơ của mình sau này.
(Ảnh minh họa)
Ấy vậy mà, gi.ết ng.ười không ghê tay như thế, trời không s.ợ, đất không s.ợ như thế nhưng Võ Tắc Thiên lại luôn mang trong mình một nỗi s.ợ kỳ lạ, được lưu truyền trong sử sách khiến nhiều người ngày nay không khỏi bất ngờ.

Từ cô gái đài các quyền quý trở thành nữ nhân ‘lắm tài nhiều t.ội” bậc nhất Trung Hoa xưa

Võ Tắc Thiên có tên thật là Võ Chiếu hay còn được nhiều người biết đến với cái tên Võ Mị Nương. Bà sinh ra trong một gia đình giàu có ở Sơn Tây, Trung Quốc. Vì thế ngay tử thuở bé bà được ví như một cô công chúa nhỏ, đài các, đoan trang muôn phần.

Năm 637, Võ Chiếu được Đường Thái Tông triệu vào cung, phong làm Tài nhân, cấp bậc thứ năm trong chín bậc thuộc hậu cung.

Sau đó, bà đã trải qua các vị trí Tài nhân, Chiêu nghi, Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng đế, Thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qu.a đ.ời đã quay lại với vị trí Hoàng hậu của nhà Đường.
(Ảnh minh họa)
Nói về bà, sử sách ngày nay còn lưu lại khá nhiều, tuy nhiên bà là một nữ nhân thuộc kiểu lắm công nhiều tội, bởi ngoài sự tài giỏi hơn người ở việc trị nước ở những năm tháng nắm quyền, trái lại bà đã gây ra không biết bao nhiêu là tội ác, gi.ết ng.ười không ghê tay trên con đường tiến thân của mình.

Nổi tiếng nhất là sự vụ tranh sủng với Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi.

Sau khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân băng hà, Đường Cao Tông Lý Trị lên ngôi, Võ Tắc Thiên lúc này với danh nghĩa là phi tần của tiên đế nên theo luật phải cạo đầu vào chùa đi tu.

Tuy nhiên, trước đó, bà đã không ít lần qua lại bất chính với Lý Trị (tức con riêng của chồng), vì thế không lâu sau khi vào chùa, bà được Lý Trị cho quay lại cung “nối lại tình xưa” trong sự phản đối của nhiều người vì trái với luân thường đạo lý.
(Ảnh minh họa)
Nhưng cứ ngỡ sự phản đối lớn nhất là từ các phi tần của Lý Trị, nào ngờ sự vụ đưa Võ Chiếu quay lại cung lại được sự ủng hộ của Hoàng hậu Vương thị, vì thực chất Hoàng hậu muốn mượn Võ Chiếu để đấu đá với Tiêu Thục phi – người gần như là được Lý Trị độc sủng lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, tình thế dần dần thay đổi, Võ Chiếu được gần gũi Lý Trị trong sự ủng hộ của Vương Hoàng hậu, xong liên tiếp sinh hạ hai hoàng tử cho Hoàng đế nên nhanh chóng trở thành thế lực mới trong cung.

Nên từ chỗ là đồng minh, giờ đây Vương Hoàng hậu lại lo s.ợ, quay ra hợp mưu với Tiêu Thục Phi để đối phó lại Võ Mị Nương.

Tuy nhiên, không cam tâm để bị h.ãm h.ại, Võ Chiếu liền trở nên mưu mô xảo quyệt để đối phó lại hai nữ nhân kia. Thế là cuộc ch.iến tr.anh sủng t.àn kh.ốc bắt đầu trỗi dậy tại hậu cung nhà Đường.
(Ảnh minh họa)

Vì tranh sủng mà gi.ết con ru.ột và màn đ.ánh gh.en g.hê s.ợ bằng giấm

Tháng giêng năm 654, Võ Chiếu hạ sinh người con thứ ba là An Định Công chúa. Bà đã dùng chính đứa con ru.ột này của mình để dọn đường tiến thân, lật đổ Hoàng hậu.

Tương kế tựu kế, Võ Chiếu bèn nhân một hôm khi Hoàng hậu đi thăm Công chúa vừa về, liền đóng hết cửa rèm lại, rồi bóp mũi gi.ết ch.ết con gái.

Sau đó, Võ Chiếu còn mua chuộc các cung nhân, bảo họ khai với Lý Trị rằng việc này là do Hoàng hậu ra tay, mặt khác bà lại giả vờ khóc lóc thảm thương cho Cao Tông động lòng.

Mục đích thành công, Đường Cao Tông Lý Trị liền tin Hoàng hậu gi.ết An Định Công chúa là thật, t.ức gi.ận vô cùng, phần Vương hoàng hậu thì không còn cách nào để tự biện minh.

Sau đó, sự việc Vương Hoàng hậu cấu kết với mẹ mình và Tiêu Thục phi y.ểm b.ùa Võ Chiếu bị bại lộ, nên Hoàng đế lập tức hạ chiếu phế hậu, phế phi, giam vào lãnh cung vào năm 655. Cuối năm đó, Lý Trị phong Võ Chiếu trở thành Hoàng hậu mới.
(Ảnh minh họa)
Chưa nguôi cơn giận, Võ Hoàng hậu đã lén năm lần bảy lượt tìm cách hành hạ cả phế Hoàng hậu Vương thị và Tiêu Thục phi trong lãnh cung bằng khổ hình suốt một thời gian dài.

Sau đó, biết chuyện Lý Trị cũng hay vào lãnh cung thăm nom hai nữ nhân này, Võ Hoàng hậu t.ức gi.ận, sự tàn độc trong bà dâng cao nên liền sai người gi.ết hai nữ nhân bị phế truất này.

Có giai thoại cho rằng, hành động xuống tay với Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi của Võ Hoàng hậu không hoàn toàn đơn giản, bà đã cho người ch.ặt hết tay chân của họ, rồi mang thân thể q.uè c.ụt kia đi ngâm giấm (cũng có thể là rượ.u), cho nỗi đ.au ngấm vào xươ.ng t.ủy đến không qua khỏi.
(Ảnh minh họa)
Nhưng sự ra đi của hai nữ nhân này đã để lại trong lòng Võ Hoàng hậu một nỗi s.ợ ít người biết đến, đó chính là s.ợ mèo.

Tương truyền trước khi sang thế giới bên kia, Tiêu Thục phi đã nguyền rủa rằng sau khi qu.a đ.ời sẽ hóa thành mèo mà quay trở về cung, rống riết k.êu gà.o, á.m ản.h tâm trí của Võ Hoàng hậu, ngày đêm bà sẽ không một phút giây nào yên ổn, t.ội á.c của bà sẽ bị trả giá bằng những âm thanh g.hê r.ợn của loài mèo.

Thế là từ đó, do quá lo s.ợ, Võ Hoàng hậu đã ra lệnh c.ấm tất cả cung nhân, nô tì, thái giám trong cung nuôi mèo và cho người lùng ra tay hết tất cả mèo hoang trong cung.

Không chỉ vậy, những khi không may nhìn thấy một vài con mèo còn sót lại trong cung, bà liền hoảng s.ợ l.a h.ét thất thanh khiến không ít người tỏ ra bất ngờ.

Bởi trước giờ Nữ chủ Võ hậu chưa biết s.ợ thứ gì, lại nha.m h.iểm đ.ộc á.c, gi.ết ng.ười không g.hê tay để tranh quyền đoạt vị mà nay lại đi s.ợ h.ãi trước một sinh vật bé nhỏ bốn chân.

Từ đó, tin đồn Võ Hoàng hậu s.ợ mèo lan rộng ra khắp thiên hạ Trung Hoa đời Đường, thậm chí là còn được lưu truyền đến tận ngày nay.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, Võ Hoàng hậu còn một nỗi s.ợ khác đó chính là s.ợ h.ồn m.a. Dân gian lưu truyền lại rằng, sau cái ch.ết của Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi, đêm đêm Võ Hoàng hậu đều nhìn thấy h.ồn m.a của họ hiện về trong tẩm cung riêng nên không ít lần hoảng s.ợ tột cùng.

Sau đó, bà cũng không ít lần xây cung mới và thay đổi nơi nghỉ ngơi, thậm chí là cũng nhiều lần đổi tên tẩm cung của mình từ Bồng Lai điện thành Đại Minh điện. Cũng không ít lần bà mời pháp sư về cúng nhiều ngày khiến thiên hạ không ít lời đàm tiếu về nỗi s.ợ của bà.

Quay lại con đường tiến thân của Võ Hoàng hậu, thì sau khi gi.ết ch.ết Vương thị cựu Hoàng hậu cùng Tiêu thị cựu Thục phi thì bà còn ra tay s.át h.ại thêm nhiều người từ con ru.ột, cho đến những người thân thích bên cạnh và những ai cả gan chống lại bà.

Đến năm 583, Đường Cao Tông Lý Trị băng hà, lúc này, bà càng nắm quyền hành.
(Ảnh minh họa)
Bảy năm sau đó, bà chính thức lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Võ Chu. Từ ngày làm Nữ hoàng, bà càng đ.ộc á.c hơn, ai dám ngáng đường bà đồng nghĩa với việc chọn cái ch.ết, kể cả ru.ột thịt thân tình má.u mủ.

Năm 705, bà bệnh nặng và qu.a đ.ời ở tuổi 82, với tôn hiệu Tắc Thiên Đại Thánh hoàng đế, kết thúc cuộc đời của một nữ nhân lắm tài nhiều tội bậc nhất Trung Hoa xưa.