Làm thế nào để trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao tối đa là quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Cha mẹ có biết, thực phẩm trẻ ăn mỗi ngày có liên quan trực tiếp tới chiều cao của trẻ.

Sinh con ra, cha mẹ nào cũng mong con lớn lên khỏe mạnh, cao ráo, nổi bật so với bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế ngày càng khá, cộng thêm tâm lý chiều con, nghĩ rằng con ăn được càng nhiều càng tốt nên cho con ăn tùy ý, ăn theo sở trường mà không biết những thứ con ăn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và sự tăng trưởng của con.

Hiểu rõ vấn đề này, có nhiều bà mẹ thông thái đặc biệt lưu ý tới việc ăn uống ngay từ khi con còn rất nhỏ. Dù bố mẹ không phải người có chiều cao ấn tượng nhưng con lại luôn cao vượt bậc so với các bạn.

Theo chia sẻ trên một diễn đàn, một phụ nữ cho biết, cô luôn chọn những thực phẩm lành mạnh, kết hợp đa dạng, từ tinh bột như gạo, th.ịt, cá, tôm, cua nhưng không bao giờ thiếu rau, củ, quả. Đặc biệt với nước x.ương hầm, chỉ lâu lâu cho ăn đổi bữa đỡ chán miệng, không ăn thường xuyên. Đồng thời, giờ giấc ăn cũng phải đúng bữa, đúng lịch.

Bên cạnh việc ăn uống, cô cũng đặc biệt chú ý tới giấc ngủ của con. Bé ngủ phải đúng giờ và thật sâu giấc nữa, tối đến cứ đến giờ đi ngủ của con là phải tắt điện và thật yên tĩnh để con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và không bị thức giấc giữa chừng.
Con vào lớp 1 cao 1m3 nhất lớp: Mẹ nói 6 món không bao giờ cho ăn từ bé, ai cũng cần học theo 0


Đồng thời, cô cũng chọn cho bé các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi và thể lực như bơi, cầu lông, bóng đá, bóng rổ… cô quan niệm, bé không cần chơi thật giỏi, nhưng nên biết mỗi thứ một ít và có niềm hứng khởi với thể thao.

Ngoài ra, cô nói không hoàn toàn với những đồ ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, xúc xích…  vì theo cô những món đó hoàn toàn không có chất gì, chỉ gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của con.

Dưới đây là 6 thực phẩm khiến chiều cao của bé chậm phát triển

Đồ ăn nhanh như xúc xích, pizza, gà rán chẳng b.éo bở gì đâu

Các loại đồ ăn nhanh như đùi gà rán, pizza, xúc xích, bánh humberger, khoai tây chiên… hầu hết trẻ nhỏ đều thích. Tuy nhiên, những loại đồ ăn chiên rán, sử dụng nhiều dầu mỡ này bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển chiều cao ở trẻ, còn có thể gây các bệnh về tiêu hóa, thậm chí ung thư.

Hơn nữa, đồ ăn nhanh cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, b.éo phì ở trẻ do chứa quá nhiều calo. Trong khi tình trạng thừa cân, b.éo phì cũng là những yếu tố nguy cơ chính kìm hãm sự phát triển chiều cao của các bé.

Bánh kẹo ngọt, các loại đồ ngọt khác cũng hạn chế, các mẹ nên nhớ ‘đường là kẻ thù của sức khỏe’ nhé

Hầu trẻ nhỏ đều thích ăn đồ ngọt, thế nhưng đồ ngọt không chỉ khiến trẻ bị b.éo phì, tiểu dường, mà còn là kẻ thù số 1 của trẻ nhỏ gây hại cho sự phát triển chiều cao và cho trẻ kém thông minh hơn.
Con vào lớp 1 cao 1m3 nhất lớp: Mẹ nói 6 món không bao giờ cho ăn từ bé, ai cũng cần học theo 1
Nước có gas bé nào cũng thích, nhưng hãy luyện cho con thói quen uống nước lọc hoặc nước hoa quả từ nhỏ

Cho trẻ uống nước ngọt có gas có thể làm giảm mật độ khoáng chất trong x.ương. Hàm lượng Axit phosphoric có trong nước ngọt có gas có thể sẽ làm ngăn cản quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Nếu cho bé uống nhiều có thể khiến x.ương giòn, dễ gãy, thiếu cứng cáp và từ đó, trì hoãn sự phát triển chiều cao của trẻ.

Hãy từ bỏ món huyền thoại ‘canh x.ương’

Nhiều mẹ cho rằng nước canh x.ương giàu canxi sẽ giúp con phát triển chiều cao. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, chính việc cho trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên ăn nước hầm x.ương sẽ khiến cho trẻ thấp còi, nhẹ cân và kém tiêu hóa.

Lý do bởi tỉ lệ canxi – phốt pho phải cân đối thì trẻ mới hấp thu được canxi, trong khi đó trong nước x.ương hầm, canxi thì cao mà phốt pho thì thấp nên khi trẻ ăn vào, cơ thể sẽ phải huy động phốt pho từ x.ương cột sống của bé ra, từ đó dẫn đến việc trẻ sẽ bị còi x.ương thứ phát, ảnh hưởng đến việc phát triển chiều ca

th.ịt bò rất tốt, nhưng lại không phải là món tốt cho chiều cao đâu nhé, ăn vừa thôi

Ai cũng nghĩ cho trẻ ăn nhiều th.ịt bò rất tốt vì th.ịt bò giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong thành phần của th.ịt bò chứa nhiều protein, nếu ăn nhiều sẽ khiến các bé mắc các bệnh về x.ương khớp nhiều hơn.

Hơn nữa, th.ịt bò chứa hàm lượng chất b.éo cao để giúp trung hòa lượng axit dư thừa này, canxi trong cơ thể sẽ được sử dụng vào quá trình điều tiết, ổn định máu, vì thế khiến cho nó bị thiếu hụt.

Đồ đóng hộp thì tuyệt đối không, người lớn còn đ.ộc h.ại huống hồ là trẻ con

Đồ ăn đóng hộp dù rất tiện dụng vì không phải chế biến, tuy nhiên, trong thành phần của th.ịt đóng họp thường chứa một lượng chất b.éo lớn, nếu trẻ ăn sẽ khiến cho các bé dễ bị thừa cân, b.éo phì. Vì vậy, khi cho trẻ ăn nhiều đồ đóng hộp sẽ hạn chế phát triển chiều cao ở các bé.

​Những loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều

Việc biết được các thực phẩm, nhóm thực phẩm không nên cho trẻ dùng nhiều sẽ giúp các bà mẹ xây dựng một thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho tương lai của bé.

Những thực phẩm có chứa nhiều axit hữu cơ

Những thực phẩm có hàm lượng axit hữu cơ cao thường gặp là rau cải bó xôi (rau chân vịt), lê, trà.

Ngoài ra, trong những thực phẩm này còn có chứa nhiều axit phytic, axit oxalic và nhiều loại axit khác. Cơ thể rất khó hấp thụ những loại axit này vì nó khó tiêu hóa hơn so với những thực phẩm khác. Khi được hấp thụ vào cơ thể, các axit này sẽ hòa tan canxi trong dạ dày, vì thế nếu ăn quá nhiều, bé sẽ rất dễ bị thiếu canxi, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm, không có lợi cho sự phát triển x.ương và răng của trẻ.

Nhóm thực phẩm có màu và vị ngọt

Kẹo cao su, mỳ ăn liền và những loại đồ uống có chứa nhiều chất làm ngọt không có lợi cho sức khỏe của trẻ.Trong những loại thực phẩm này thường có chứa hàm lượng hóa chất nhất định, có thể khiến trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc không tốt cho hệ tiêu hóa.

Thay vào đó, bạn có thể cho bé ăn các loại hoa quả và trái cây khác như cam, dứa, cà rốt nhưng lưu ý chỉ cho bé ăn vừa phải, không nên ăn nhiều.

Bạn cũng nên tránh cho bé ăn những thực phẩm có dùng chất màu tổng hợp. Vì nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải đ.ộc cơ thể, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hóa… ngoài ra, nếu vào các cơ quan của hệ bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo.

Thực phẩm có chứa chất kích thích gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Chocolate hay nước có ga chính là những loại thực phẩm được liệt vào nhóm này.

Hầu hết các loại nước giải khát đều chứa nồng độ cao carbonhydrate, glucose, fructose và sucrose. Khi các vi khuẩn đường miệng kết hợp với chất này sẽ lên men và chuyển thành axit. Các axit này sẽ gây mềm men răng khiến răng bị mài mòn.

Do đó, việc tiêu thụ các loại đồ uống này khiến trẻ có nguy cơ sâu răng rất cao. Mặt khác, những thực phẩm trên sẽ gây kích thích tới hệ thống thần kinh khiến nhịp t.im của bé đập nhanh, khó ngủ, tâm trạng bất an.

Nhân sâm, sữa ong chúa lại là những thực phẩm có chứa thành phần kích thích dậy thì sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Nhóm thực phẩm chứa chất bảo quản

Thực phẩm chứa chất bảo quản và chứa nhiều phụ gia như cá muối, th.ịt nướng, bắp rang, bánh pudding… đều là những thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ dùng.

Trong quá trình chế biến thức ăn sẵn, những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe thường bị hao hụt và các nhà sản xuất thường thêm vào các chất phụ gia, bảo quản khác. Càng nhiều quá trình chế biến thì chất dinh dưỡng càng mất đi nhiều hơn, và lượng đường, muối, chất b.éo trong thức ăn càng được tăng lên.

Mặt khác, những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa quá nhiều muối, không tốt cho trẻ.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất b.éo

Thực phẩm chứa nhiều chất b.éo như trứng, hạt hướng dương, gan… có chứa nhiều cholesterol, khiến khả năng mắc bệnh t.im của trẻ tăng cao. Hạt hướng dương lại chứa nhiều axit b.éo bão hòa, khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng giải đ.ộc của tế bào gan.

Chế độ ăn của trẻ nên được thay đổi để có được bảng dinh dưỡng cân bằng. Cá, th.ịt nạc, rong biển, tảo biển, nội tạng, rau tươi, trái cây là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe trẻ em.

Những sai lầm khi chế biến thức ăn cho trẻ

Hâm thức ăn nhiều lần: Khi hâm đi hâm lại nhiều lần, lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong rau củ sẽ mất đi và thức ăn sẽ có mùi khó chịu.

Chất bổ không có trong nước hầm: Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng, vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, “phần cái” còn lại chỉ là “xác”. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (th.ịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy.

Lạm dụng máy xay sinh tố: Có nhiều trẻ, tuy đã mọc răng đầy đủ nhưng vẫn còn ăn thức ăn được xay nhuyễn, vì cứ ăn thức ăn lợn cợn là bị ói. Để tránh điều này, nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn tuổi của trẻ. Có thể lúc đầu trẻ sẽ nhợn ói, nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.

Nêm thức ăn vừa miệng: Vị giác ở trẻ nhỏ tốt hơn người lớn rất nhiều. Chính vì vậy, khi mẹ nêm vừa miệng mình thì có thể sẽ quá mặn hoặc quá ngọt đối với trẻ.