Video kể lại một ngày làm việc vất vả của ông bố trẻ sinh năm 1995. Anh phải đi quãng đường 200-300km mỗi ngày từ Thái Bình, qua Hải Phòng, tới Quảng Ninh để bán một xe chổi chít chở phía sau.

Video bắt đầu bằng cảnh vợ con đứng trước cửa nhà tạm biệt anh vào khoảng 4-5h sáng. Anh kết thúc ngày làm việc lúc 23h đêm, khi may mắn bán hết xe chổi, được về nhà ôm hôn cậu con trai 2 tháng tuổi trong nỗi nhớ da diết.

Chia sẻ với VietNamNet, anh Đoàn Tuấn Anh (28 tuổi) cho biết, anh rất bất ngờ khi những chia sẻ giản dị của mình được lan truyền và nhận được nhiều lời động viên, khen ngợi đến vậy. Chỉ riêng trên TikTok, video đã nhận được 1,5 triệu lượt xem sau 1 ngày. Trên Facebook, nhiều người khen anh là “người đàn ông đích thực”, “ông bố tuyệt vời”…


Anh Tuấn Anh buộc hàng chuẩn bị cho một ngày làm việc mới
Ông bố trẻ tâm sự, video anh chia sẻ trên mạng ghi lại một ngày làm việc của anh hôm 8/8. Cũng giống bao ngày khác, cung đường của anh hôm đó đi từ nhà (ở Hưng Hà, Thái Bình), qua Hải Phòng, rồi đến Tuần Châu, Hạ Long (Quảng Ninh). Với khoảng 300 chiếc chổi chít chở phía sau xe máy, anh rẽ vào từng cửa hàng tạp hoá, siêu thị trên đường đi để chào hàng. Ngày hôm đó, may mắn anh bán được hết số chổi.

Trung bình, mỗi ngày đi làm, Tuấn Anh bán được khoảng 200 chiếc chổi, hầu hết là giao buôn. Với giá bán 18-20 nghìn đồng/chiếc, sau khi trừ tất cả chi phí nhân công, nguyên vật liệu, x.ăng dầu, số tiền lãi anh thu về chỉ 500 đồng đến 2 nghìn đồng mỗi chiếc chổi. “Bán đắt hơn 1-2 nghìn lại không cạnh tranh được với các mối khác”.

Ông bố trẻ tâm sự, anh sinh ra và lớn lên ở làng Bùi, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình – nơi nổi tiếng với nghề làm chổi chít. Trong làng hiện vẫn còn khoảng 20-30 gia đình làm nghề đan và bán chổi. Vì thế, anh biết làm công việc này từ nhỏ.

Thời thanh niên, sau khi học xong, Tuấn Anh chỉ ở nhà phụ bố mẹ làm ruộng. Năm ngoái, anh lấy vợ và vợ vừa sinh con được 2 tháng.

“Từ khi có vợ con, suy nghĩ và cuộc sống của mình thay đổi rất nhiều. Tất cả những gì mình làm đều vì mong vợ con có một cuộc sống đầy đủ như người khác dù có phải vất vả đến mấy”.

Tuấn Anh tâm sự, bạn bè nhiều khi gặp anh đi bán chổi cũng ngạc nhiên với sự thay đổi của anh – từ một thanh niên vô lo vô nghĩ trở thành người đàn ông bươn chải mưu sinh.

Mỗi ngày làm việc, anh phải đi xe máy 200-300km từ Thái Bình sang Quảng Ninh rồi lại quay về.
Đến nay, Tuấn Anh đã làm công việc này được khoảng nửa năm. Anh kể, trước khi “dấn thân” vào nghề, anh phải vay vốn ngân hàng để có tiền lấy nguyên vật liệu. Một bó bông chít có giá 40 nghìn đồng/kg. Anh nhập về chục tấn bông chít, theo tính toán ban đầu sẽ làm được trong 1 năm. Ngoài ra, còn rất nhiều chi phí cho chiếc chổi như cán nhựa, dây khô, ốc vít, dây thép…

Đến nay, chi phí anh bỏ ra khoảng 300 triệu đồng, trong đó anh mới chỉ trả trước tiền bông chít được 200 triệu, còn lại xin nợ trả dần sau khi bán được hàng.

Mỗi ngày, tại nhà anh có khoảng 4-5 nhân công đến làm chổi, sản xuất được 150-200 chiếc.

Anh Tuấn Anh cho biết, mỗi tháng anh đi bán được khoảng 20 ngày, bởi vì quãng đường đi khá xa, có những hôm mưa to, nắng gắt, về nhà rất mệt nên ngày hôm sau anh phải nghỉ. Một ngày làm việc của anh bắt đầu từ 4-5h sáng. Hôm nào sớm nhất là 18h anh về đến nhà. Nhiều hôm 21-22h anh mới có mặt ở nhà, đỉnh điểm có ngày 0h mới về. Vất vả như vậy nhưng có những ngày anh chỉ bán được 10 chiếc chổi, lỗ cả tiền x.ăng.

Mỗi ngày, để đi từ Thái Bình sang Quảng Ninh và quay ngược trở lại, anh phải đổ 3 bình x.ăng. Mệt nhất là khâu dỡ hàng xuống để đổ x.ăng, mỗi lần m.ất từ nửa tiếng đến 1 tiếng đồng hồ.

“Cả xe chổi rất nặng nên mình phải buộc thật chắc chắn. Buộc lỏng lẻo, chổi rơi ra đường thì mình m.ất công buộc lại đã đành, nguy hiểm hơn là gây tai n.ạn cho người đi sau” – anh nói.

Cũng vì xe hàng nặng nên anh rất vất vả để giữ cho cả người cả xe an toàn trên quãng đường 200-300km. Mỗi lần xe container đi qua, anh lại thót tim và phải cực kỳ cẩn trọng để vững tay lái.

“Sợ nhất là xe bị thủng săm, mình lại phải gửi hàng ở đâu đó để dắt xe đi sửa”.
Anh Tuấn Anh đã phải đầu tư vài trăm triệu đồng để mở cơ sở làm chổi. 
Mới làm được 6 tháng nên anh chưa có nhiều mối quen, phải lang thang khắp các ngõ ngách để chào hàng.

Mỗi lần đi là một lối rẽ khác nhau, nhiều khi anh bị lạc đường. Cũng có khi mối cũ gọi giao hàng nhưng chỉ lấy chục chiếc chổi thì anh lại phải tính toán sao cho cung đường đi thật hợp lý để bán được số chổi còn lại. Ông bố trẻ cho biết, anh đang xem xét đổi cung đường. Có thể mỗi ngày anh sẽ đi từ Thái Bình lên Hà Nội để chào hàng.

Anh tâm sự, nhiều khi cũng nản chí, muốn đổi nghề nhưng bố mẹ và vợ động viên tiếp tục làm vì đã trót đầu tư vốn liếng. “Đi bán hàng nhiều khi mọi người cũng hỏi thăm, bảo bán chổi chít là giàu lắm đấy. Nhưng đâu có phải vậy…” – Tuấn Anh cười nói.

Người đàn ông m.ất đôi tay tập bán hàng online vì ‘muốn vợ con đỡ khổ’

Kênh TikTok có tên NguyenGiang1993 thường xuyên đăng tải những hình ảnh về cuộc sống thường nhật của một cặp vợ chồng. Người đàn ông bị  cụt hai tay luôn nở nụ cười tươi tương tác với người xem. “Em xin chân thành cảm ơn cô chú, anh chị đã luôn yêu thương, quý mến ủng hộ những sản phẩm của em. Mong cô chú, anh chị thương mà ủng hộ em, em cảm ơn rất nhiều”, vừa nói anh vừa giới thiệu những món ăn vặt đến mọi người.

Xem clip của anh, nhiều người không khỏi chạnh lòng nhưng cũng đầy thán phục. Anh nói rằng dù số lượt xem không nhiều nhưng anh vẫn phát trực tiếp vì “bán được bao nhiêu hay bấy nhiêu”. Nhiều người để lại bình luận động viên người đàn ông không may mắn này.
Anh Giang cố gắng bán hàng online kiếm tiền phụ vợ NVCC
Vượt qua biến cố nhờ tình yêu gia đình

Nhân vật chính trong câu chuyện trên là anh Nguyễn Văn Trường Giang (30 tuổi, ở H.Mỹ Tú, Sóc Trăng). Vợ anh là chị Phan Thị Nhãn (30 tuổi). Anh Giang kể lại khoảng 2 tháng nay anh tập tành bán hàng online. Mỗi ngày, anh nói chuyện, tương tác với mọi người từ đêm đến 2 – 3 giờ sáng. Vợ là người theo dõi các đơn hàng, đóng gói và mang đi giao cho khách. Ngoài ra, anh nhận được sự hỗ trợ của những người xung quanh trong việc quay video và đăng tải lên tài khoản cá nhân.

“Tôi lướt TikTok thấy mọi người bán hàng online , thấy vợ phải dậy từ sớm làm bánh lọt đi bán rong nên muốn làm gì đó phụ cô ấy. Để một mình vợ lo cho các con, tôi rất áy náy. Tôi cố gắng bán được chút nào hay chút đó, với hy vọng có thêm tiền để gia đình trang trải cuộc sống”, anh Giang bày tỏ.

Vợ chồng anh có 3 con gái. Trước đây, anh đi bán hàng rong nhưng từ khi bị m.ất đôi tay, anh phải nghỉ ở nhà. Dù những video anh đăng tải giản dị, đơn sơ nhưng đó là sự nỗ lực rất lớn với những người không may mắn như anh.
Hai vợ chồng anh Giang luôn đồng hành cùng nhau
Anh kể tháng 3.2021, trong một lần chặt dừa khô, anh chạm vào đường dây điện và bị giật, được mọi người đưa đến Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng cấp cứu. Vì quá nặng, anh tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Cần Thơ và Bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sĩ thông báo buộc anh phải cắt đôi tay vì bị h.oại t.ử quá nhiều. “Lúc đó tôi suy nghĩ rất tiêu cực. Tôi còn trẻ bỗng m.ất đi đôi tay, không còn làm được gì cho vợ con và gia đình. Con gái út lúc đó mới được hơn 2 tháng, mọi thứ quá khó khăn, tôi chỉ biết nhìn vợ khóc. Những lúc đó, vợ tôi luôn là người bên cạnh chăm sóc, lo lắng và động viên vượt qua những tháng ngày đen tối”, anh nói.

Chỉ mong cuộc sống bình yên

Trở về cuộc sống thường nhật với đôi tay không còn, anh phải tập làm lại mọi thứ từ ăn uống, vệ sinh cá nhân… Đã có lúc anh chán nản nhưng nhìn 3 con và sự vất vả của vợ, anh tự nhắc nhở bản thân không được dừng bước, phải kiên cường vượt qua. “Tôi cũng muốn cảm ơn mọi người đã hỗ trợ, ủng hộ mua hàng. Nhiều người còn tặng thùng giấy để gói hàng giao cho khách. Mong sao vợ chồng có cuộc sống yên ấm, có thể bán hàng trong thời gian dài để tôi có tiền lo cho gia đình. Nhìn lại chặng đường vừa qua tôi thấy bản thân có sức sống mãnh liệt và sẽ nỗ lực hơn nữa vì gia đình”, anh Giang nói.

Chị Nhãn bộc bạch bản thân vô cùng biết ơn khi khoảng thời gian anh điều trị ở bệnh viện mọi người có quyên góp, hỗ trợ trang trải tiền viện phí. Ngày biết tin anh gặp n.ạn, chị hụt hẫng vô cùng. Tuy nhiên, cả hai cùng động viên nhau, nhìn vào con để kiên trì vượt qua.

“Giờ anh bán hàng, tôi hỗ trợ nhận đơn, gói hàng. Mọi người ủng hộ nên bữa giờ lượng hàng bán ra cũng ổn. Thời gian trước, nhìn chồng khóc vì thất vọng, tôi rất thương, khuyên nhủ anh ấy không buông xuôi. Anh cũng mạnh mẽ luôn muốn lo cho gia đình. Với tôi, anh là người chồng tốt, người ba tuyệt vời của các con”, chị nói.