Đã có đất, có đủ tiền và rất cần chỗ ở nhưng Trung Hiếu phải chờ thêm 6 năm nữa mới được xây nhà bởi các “thầy” phán anh không nên động thổ trước 40 tuổi.

Đầu năm 2022, anh Hiếu (34 tuổi) ở Ý Yên, Nam Định trình bày với bố mẹ về kế hoạch ra ở riêng sau khi vợ sinh con đầu lòng. Được ông bà đồng ý, anh tính sẽ xây nhà trên mảnh đất bố mẹ cho bằng tiền tiết kiệm được sau mấy năm đi xuất khẩu lao động của hai vợ chồng. “Sau gần chục năm lấy vợ, đây là thời điểm tôi mong chờ nhất, bởi cảm thấy bản thân “thực sự trưởng thành”, Hiếu nói.

Nhưng niềm vui của anh chỉ được vài ngày. Mẹ anh đi “xem thầy” được phán rằng năm nay con trai không hợp tuổi động thổ. “Gia chủ 34 tuổi, mà 3+4=7. Số 7 theo tiếng Hán đồng nghĩa với từ “thất”, nghĩa là mất mát. Không m.ất người thì m.ất tiền, m.ất của, đen đủ đường”, mẹ anh thuật lại lời của thầy phong thủy. Năm sau tuổi của anh lại “phạm kim lâu”, làm nhà dễ gặp x.ui xẻ.o, gia đình cãi vã, sức khỏe không tốt, đường làm ăn cũng đi xuống…

Để chắc chắn, anh Hiếu đi xem vài thầy nữa. Có người nói trước 40 tuổi anh không được xây nhà, đợi qua tuổi này mới tránh được tai ương. Có người mang “kim lâu”, “hoang ốc” (xây xong gia chủ sẽ m.ất hết của cải, người thân và trở thành nhà hoa.ng)… để chứng minh tuổi anh không nên động thổ.

Mong ước về một ngôi nhà thơm mùi sơn trở nên xa vời nhưng Hiếu vẫn chấp nhận hoãn xây nhà đến sau 40 tuổi bởi cho rằng đó là “văn hóa truyền thống” và “có thờ có thiêng có kiêng có lành”.

Với nhiều người, xây nhà là việc trọng đại trong đời nên cần phải xem tuổi một cách kỹ càng. Ảnh minh họa: mxyn.com
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên ĐH Khoa học xã hội nhân văn (Hà Nội) cho rằng, việc bị phán “không được tuổi” mà cố tình xây nhà sẽ gặp vận đen là phản khoa học. Theo ông, việc làm nhà mới tốn nhiều chi phí, công sức, tâm sức và thời gian nên gia chủ rất dễ căng thẳng, từ đó mắc sai lầm trong lời nói và việc làm. Đây là nguyên nhân khiến những chuyện không mong muốn liên tiếp xảy ra, m.âu th.uẫn gia tăng chứ không phải “không được tuổi”.

“Làm nhà xem tuổi xuất phát từ tín ngưỡng, không phải văn hóa truyền thống”, ông Vĩ khẳng định. Theo chuyên gia, “văn hóa” chỉ bao gồm những gì có giá trị, còn trong tín ngưỡng vẫn chứa những yếu tố mê tín dị đoan. Ngày nay, khi mọi người có điều kiện kinh tế, người ta sẽ hồi sinh những tín ngưỡng cổ xưa, với kỳ vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh làm nhà không hợp tuổi sẽ nhiều bất trắc hơn, đa phần chỉ là những đồn đoán qua dư luận. “Khi làm nhà, yếu tố khó khăn, trắc trở chắc chắn sẽ nhiều hơn kỳ vọng và dự định tốt đẹp. Cũng vì thế người ta theo nhau tính tuổi, chọn tuổi rồi mượn tuổi… đủ thứ kiêng kỵ khi xây nhà với mục đích chính là tạo sự an tâm”, ông Vĩ nói.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho rằng nhiều người không dám xây nhà vào các năm tuổi x.ấu như “ta.m t.ai”, “hoang ốc”… là không có cơ sở thực tiễn, mang yếu tố d.ị đo.an. Còn làm nhà phải tránh tuổi phạm kim lâu và phải được “trạch” đã được ghi chép trong các sách cổ, bản in khắc ván thời Nguyễn nhưng vì nhiều lý do, bao gồm cả những sai sót trong dịch thuật dẫn nhiều dị bản và kiêng kỵ không đáng có.

“Dân gian thường sống bằng kinh nghiệm nhằm đáp ứng tâm lý hướng đến sự an toàn của cá nhân và cộng đồng. Nhưng cái gì thái quá cũng bất cập”, ông Hải khẳng định.

Có kiêng kỵ thì có cách lách kiêng kỵ. Vì bị phán xây nhà năm nay phạm vào “cung hoang ốc”, nên anh Lê Hòa, sống tại Hải Phòng chọn cách mượn tuổi (nhờ người khác vờ đứng tên gia chủ) xây nhà.

Nhưng mượn tuổi ai lại là bài toán khó. Theo thầy phong thủy phán, người này phải là đàn ông khỏe mạnh, nhà không chịu tang, tuổi không phạm vào các vận hạn… Sau vài ngày xới tung danh sách họ hàng từ nội sang ngoại, Hòa mới tìm được người chú họ hợp tuổi làm nhà.

Khi đưa ra cuộc họp gia đình, mọi người lại chê ông chú này có tới 4 cô con gái. “Không hợp cung con cái”, mẹ anh phán. Tìm được ông cậu thay thế nhưng người này từ chối vì cho rằng hạn làm nhà rất nặng, đang làm ăn tốt nên không muốn gánh n.ợ cho người khác. Cuối cùng chỉ có một cụ họ ngoài 80 tuổi có thể đáp ứng mọi điều kiện của gia đình Hòa.

Từ khi động thổ, đào móng, đổ mái, cất nóc… cho đến lễ “mua lại nhà” (lễ để gia chủ thực xin lại căn nhà vừa xây từ người được mượn tuổi) ông lão hơn 80 tuổi đều phải có mặt thay cho gia chủ. Những ngày nắng nóng 40 độ, nhà lại ở giữa cánh đồng, thời gian lễ lạt kéo dài nên công trình vừa hoàn thành, ông cụ bị cảm nắng, lăn ra ốm.

Thời điểm đó người làng đồn đoán vì đứng tên xây nhà cho cháu mà cụ ông phải chịu nghiệp, khiến vợ chồng Hòa đứng ngồi không yên. Dù bận nhà mới với trăm thứ ngổn ngang ngày nào anh và vợ cũng phải ghé nhà hỏi han, chăm sóc. “Nếu cụ mệnh hệ gì vợ chồng tôi áy náy cả đời. Tưởng mượn tuổi xóa được tai ương cho mình, ai ngờ lại mang tội với người khác”, anh thở dài.

“Mượn tuổi làm nhà” theo chuyên gia Phạm Đình Hải được người dân vận dụng từ thời xa xưa. Bản chất của tín ngưỡng dân gian này là nhờ người có vận khí tốt, phù hợp với việc làm nhà để giúp gia chủ làm thủ tục khởi công, động thổ… Theo đó, cha mẹ, anh chị em hoặc người thân giúp gia chủ “đứng tuổi làm nhà” thực chất là đang làm phúc. “Ngày nay việc làm này đã bị biến tướng, chủ yếu do các thầy cúng vẽ thêm ra như phải làm lễ “mua lại nhà, mua lại trạch”, tốn tiền bạc, sức khỏe và thời gian của gia chủ”, ông Hải chia sẻ.

Cũng vì nghe thầy phán ”hạn ta.m t.ai 3 năm” mà Duy Minh, 40 tuổi, sống tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh không thể động thổ xây nhà. Gia đình vì thế tiếp tục sống trong nhà cũ dột nát, tường loang lổ, bong tróc, ngày mưa phải mang xô chậu hứng nước tứ phía. Năm ngoái được tuổi làm nhà cũng là lúc giá sắt thép tăng vài lần. Vì chờ đợi quá lâu, Minh vẫn quyết động thổ vì thầy phán “đã đến tuổi đẹp”. Chi phí đội lên từ nhân công cho tới vật liệu khiến hai vợ chồng phải vay mượn khắp nơi. Nhà xây xong phần thô, vì hết tiền hoàn thiện nên nội thất, cửa nẻo đều rất tạm bợ, vợ chồng liên tục nảy sinh mâu thuẫn.

Từ kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, kiến trúc sư Trương Thành Trung cho rằng, nhiều người đang thần thánh hóa phong thủy nhưng thực tế đây không phải là phép màu. Phong thủy được tính toán dựa trên thiên văn và địa lý của thế giới tự nhiên, được đúc kết từ nhiều nghiên cứu về các quy luật liên quan đến tự nhiên, môi trường, cảnh quan… không mang tính siêu nhiên, thần bí. Trong cuộc sống, phong thủy chỉ mang tính hỗ trợ, phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định.

“Nhiều gia chủ vì quá tin vào lời một số thầy phong thủy khiến việc thi công kéo dài hoặc làm gấp gáp, hay rơi vào mùa mưa, dịp lễ Tết, lúc vật tư khan hiếm… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình”, ông Trung nói.

Để tránh những khó khăn khi xây nhà, theo vị kiến trúc sư này, việc đầu tiên gia chủ cần làm là chuẩn bị tốt mọi thứ. Tốt nhất nên thuê người thiết kế và lập kế hoạch chi phí, vật liệu, đồ đạc trước sáu tháng tới một năm. Tới khi bắt tay vào thi công sẽ không bị vỡ kế hoạch hoặc lạm phát quá đà. Vì điều này khiến gia chủ nhanh rơi vào cảnh n.ợ nần, áp lực, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Cùng quan điểm, chuyên gia Hùng Vĩ cho rằng, người xưa thường nói “Nhân định thắng thiên, đức năng thắng số” nhằm đề cao đạo đức của con người sẽ vượt qua mọi trở ngại để đạt được kỳ vọng tốt đẹp. Ông Vỹ khuyên, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhằm giải quyết vấn đề tâm lý có thể chấp nhận được nhưng không nên lạm dụng.

“Nếu xem tuổi làm nhà kỹ càng nhưng lại vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, chắc chắn mọi thứ sẽ không bền lâu”, chuyên gia khẳng định.

Cổ nhân dạy “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần”: Thâm ý của câu nói này là gì?

Nhà cửa luôn là nền tảng để sinh sống của con người, dù nghèo hay giàu người ta cũng sẽ phấn đấu để sớm có ngôi nhà mà ‘lạc nghiệp’. Thời nay, người thành phố sống nơi ‘đất chật người đông’ thường phần lớn chọn mua nhà cao tầng hoặc nhà chung cư, miễn là có đủ kinh phí.

Tuy nhiên, thời xa xưa (thậm chí là một số vùng nông thôn ngày nay) người ta vẫn tự tay xây nhà. Và để xây một ngôi nhà sinh sống truyền đời, người xưa rất chú trọng trong việc xem xét các yếu tố liên quan, dù là địa hình hay hình dáng ngôi nhà đều phải lựa chọn rất kỹ càng.

Xưa kia, cổ nhân có rất nhiều câu nói về kinh nghiệm xây nhà cửa, ví như có câu nói “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần”. Ý nghĩa thâm sâu của câu nói này nghĩa là gì?

Nhà hứng lệ

Chúng ta đều biết rằng xây nhà ở thời xa xưa không giống như ở thời hiện đại – chỉ cần chuẩn bị nguyên vật liệu là có thể xây được. Người xưa làm nhà cần phải nghiên cứu rất nhiều thứ, không chỉ cần chuẩn bị nguyên vật liệu, tìm địa điểm tốt mà còn phải xem cả phong thủy bát trạch. Bởi đối với họ, ngôi nhà chuẩn bị xây cất nên đó không chỉ sống cho thế hệ họ, mà còn là nơi đại gia đình có thể sống qua nhiều thế hệ từ nay về sau, là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm cho đại gia đình.

Đối với họ, dù là cưới hỏi, chuyển nhà hay những việc khác, họ đều mong muốn tìm được ngày lành tháng tốt, để làm gì cũng không gặp x.ui xẻ.o.

Ngày nay, đất chật-người đông nên việc xây nhà thường có nhiều phòng ‘gói gọn’ trong một ngôi nhà cao tầng.

Nhưng vào thời cổ đại thì hoàn toàn ngược lại, không có nhà nhiều tầng, và các ngôi nhà/gian phòng được chia ra riêng rẽ và bao quanh nhà chính. Nhà chính thường rộng hơn, là nơi dành cho người lớn tuổi nhất trong nhà sinh sống. Các ngôi nhà nhỏ ngay sát cạnh, thấp hơn và lợp bằng ngói xếp chồng lên nhau (được người ít tuổi hơn trong gia đình sử dụng) gọi là nhà hứng lệ.
Vậy tại sao ngôi nhà kiểu này được gọi là nhà hứng lệ?
Đó là vì khi trời mưa, nước mưa từ mái của những căn nhà chính sẽ rơi xuống những căn nhỏ hơn. Nhìn từ xa trông giống như những giọt nước mắt đang rơi nên người xưa gọi là nhà hứng lệ. 

GIẢI THÍCH CẢ CÂU: XÂY NHÀ HỨNG LỆ, 3 NĂM KHÓC HAI LẦN

Câu nói “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc 2 lần” có liên quan đến phong thủy thời xưa, đây là câu nói ý chỉ khuyên người ta không nên xây nhà hứng lệ. Trong trường hợp muốn xây thì phải tuân thủ những nguyên tắc phong thủy để phần nào tránh những điều x.ui xẻ.o cho gia chủ.

Vậy đâu là những kiêng kị trong xây nhà hứng lệ và đâu là cách hóa giải?

Người xưa rất tin vào phong thủy và sức mạnh siêu hình, họ tin rằng mưa thực sự là một điều may mắn, có thể gột sạch những thứ ô uế, x.ui xẻ.o. Và việc nước mưa vừa rơi xuống, liền thấm xuống đất mới có ý nghĩa phong thủy tốt: Điều đó có nghĩa là những điều x.ui xẻ.o và ô uế của nhà họ mới bị cuốn trôi.

Tuy nhiên, nếu để nước mưa lắng đọng thành vũng/không thoát đi được thì điều đó có nghĩa là những điều không may, ô uế sẽ bị ngưng tụ lại và gây hại cho gia chủ.

Trong trường hợp nhà hứng lệ ở đây là gì? Khi xây nhà hứng lệ ngay sát nhà chính, khi trời đổ mưa to, nước mưa từ mái nhà chính rơi xuống mái nhà hứng lệ nhiều và không thoát đi được, tạo thành tù đọng trên mái nhà. Trong phong thủy cổ xưa, đây là điều kiêng kị.

Ngoài hiểu biết về khía cạnh phong thủy, chúng ta cũng có thể hiểu từ các khía cạnh khác, thực tế hơn. Do thời xưa chưa có xi măng nên người ta thường xây nhà bằng cỏ và tro củi trộn với một ít đất nên những ngôi nhà này tương đối không an toàn.

Nếu thời tiết tốt, ngôi nhà có thể sinh sống bình thường. Nhưng nếu có mưa lớn, mưa lâu ngày sẽ khiến ngôi nhà làm bằng bùn có thể không chống chọi được với những cơn mưa bão dai dẳng này. Chưa kể, nếu nhà chính quá gần nhà hứng lệ sẽ khiến lượng nước mưa từ nhà cao trút xuống nhà thấp nhiều hơn, khiến nước đọng lâu ngày dễ bị ẩm, đổ sập, không an toàn.

Đó là lý do, nếu xây nhà hứng lệ quá gần với nhà chính (nhà to) thì đó là điều tối kỵ trong xây nhà thời xưa.

Cách hóa giải một phần đó là xây nhà hứng lệ cách nhà chính một khoảng cách phù hợp để không hứng trọn nước mưa từ mái nhà chính đổ xuống. Cũng như thay đổi vật liệu xây nhà cho chắc chắn hơn, tránh được thời tiết khắc nghiệt.

Cụm từ “3 năm khóc hai lần”, ý chỉ cứ 3 năm qua đi, nếu thời tiết không thuận hòa và khoảng cách giữa nhà hứng lệ và nhà chính không đảm bảo thì nhà hứng lệ sẽ sập 2 đến 3 lần khiến gia chủ vất vả, đau khổ gây dựng lại từ đầu.

Còn có một thâm ý khác trong câu nói “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần” ở khía cạnh đón ánh sáng Mặt Trời.

Vì nhà hứng lệ thường thấp hơn và nhỏ hơn nhà chính nên lượng ánh sáng Mặt trời chiếu vào nhà hứng lệ không nhiều bằng nhà chính (bị tối hơn). Việc sống trong một ngôi nhà tương đối u ám sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của người ở.

Không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, một ngôi nhà thiếu ánh nắng Mặt trời và thiếu khí có thể sinh bệnh cho người ở. Bệnh tật là một trong những điều x.ui xẻ.o mà không ai muốn, từ đó có thể khiến gia chủ khổ sở liên tục.

Để nói thêm, cụm từ ‘3 năm khóc 2 lần’ cũng chỉ mang tính tương đối. Ý chỉ, nếu một hộ gia đình có nhà hứng lệ – nếu không đảm bảo được các nguyên tắc phong thủy, khoảng cách, ánh sáng – thì họ sẽ gặp phải nhiều điều x.ui xẻ.o, đau buồn liên tiếp.

Lời dạy “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần” có lẽ đúng nhiều hơn vào thời cổ đại (khi con người chưa có vật liệu xây dựng chắc chắn hơn). Tuy nhiên, xét về yếu tố ánh sáng và không khí thoáng cho một ngôi nhà thì lời dạy này vẫn còn hiệu nghiệm.