Bậc tam cấp không chỉ tạo kết nối giữa không gian trong và ngoài nhà, mà còn tăng tính thẩm mỹ cho công trình cũng như mang đến vận khí phong thủy tốt cho gia chủ.

Người xưa quan niệm nhà không có bậc tam cấp ở trước cửa, để sân bằng với nền nhà là một đại k.ỵ. Chính vì thế cho tới ngày nay những ngôi nhà dù có kiến trúc hiện đại đến đâu vẫn được xây thêm bậc tam cấp.

Bậc tam cấp 

Bậc tam cấp là bậc phân chia giữa khu vực bên trong và bên ngoài nhà, thường được đặt ở vị trí nối liền giữa sân và nhà. Sở dĩ gọi là bậc tam cấp vì người xưa sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để lấy lối đi ra – vào, lên – xuống ngoài sân và trong nhà. Đôi khi, bậc tam cấp cũng được coi là phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang lên tầng, là bước đệm để đi lên tầng trên của các thành viên trong gia đình.

Xây bậc tam cấp có tác dụng gì?

Ngoài tính thẩm mỹ thì bậc tam cấp còn là nét phong thủy tài vận của ngôi nhà. Mặc dù không có bậc tam cấp thì chuyện lên xuống đi lại có thể dễ dàng hơn, đặc biệt khi mà cần đẩy xe vào trong nhà. Nhưng đó lại là điều đại k.ỵ trong phong thủy. Bởi theo quan niệm xưa, m.a qu.ỷ không đi được qua bậc này mà chỉ đi dạng lướt thẳng.

Thế nên nếu không xây bậc tam cấp mà để sân bằng với nhà là sẽ tạo thuận lợi cho m.a q.uỷ tràn vào qu.ấy p.há môi trường sống làm giảm dương khí khiến gia chủ gặp b.ệnh tậ.t, bị qu.ấy ph.á khó ở, gia đình lục đục. Bậc tam cấp là ranh giới phân chia giữa phần ngoài sân và trong nhà. Không có bậc tam cấp tức không có ranh giới rõ ràng.

Tính bậc tam cấp theo phong thủy chính xác

Cách tính bậc tam cấp theo số bậc

Những công trình biệt thự, nhà phố thường xây 3 đến 5 bậc tam cấp. Cách tính bậc tam cấp theo khoảng cách bao nhiêu sẽ tỷ lệ với số lượng bậc thềm nhà bấy nhiêu.

Bên cạnh yếu tố thuận tiện di chuyển, có một vài ý nghĩa phong thủy khi thiết kế bậc tam cấp. Về cơ bản, “tam cấp” trong bậc tam cấp tuân theo 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng. Theo lẽ đó, mọi sự trên đời cần có sự bố trí hợp lý, cần phối hợp để tạo nên sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Tuy nhiên, bậc tam cấp không nhất thiết phải có 3 bậc, mà có thể là 1 bậc hoặc nhiều hơn 3 bậc, miễn là số lẻ (vì số lẻ đại diện cho phần dương theo thuyết âm dương), và khoảng cách giữa các bậc phải cân bằng với nhau.

Gia chủ cũng có thể xây 5 bậc đại diện cho đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành bao gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Và con số 5 sẽ rơi vào chữ “Sinh” theo quan điểm “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử”, giúp mang lại những điều may mắn, tốt lành cho chủ nhà.

Cách tính bậc tam cấp theo kích thước

Tùy thuộc vào độ rộng hẹp của nơi xây dựng công trình mà suy ra cách tính bậc tam cấp theo kích thước. Gia chủ có thể tham khảo kích thước bậc tam cấp phổ biến dưới đây:

– Chiều cao của bậc tam cấp thông thường là từ 15-18cm. Ở một số công trình công cộng, đặc biệt như bệnh viện thì chiều cao của bậc tam cấp thường thấp hơn khoảng 10-12cm để phù hợp với đặc thù công việc.

– Chiều rộng của 1 bậc tam cấp thường dao động trong khoảng 20 đến 30cm.

– Chiều dài bậc tam cấp phụ thuộc vào chiều dài của sảnh. Điều này phụ thuộc vào thực tế xây dựng và thiết kế của từng công trình.

Kích thước bậc tam cấp cũng sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Đối với những thiết kế tiền sảnh rộng rãi, bậc tam cấp cần có đủ chiều dài để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Tam cấp có thể được xây ở 1 mặt tiền, hoặc bao quanh 2 đến 3 mặt của sảnh theo yêu cầu kiến trúc của ngôi nhà.

Người xưa thường làm nền cao hơn mặt sân, mặt đường nên nếu không có bậc tam cấp sẽ khó di chuyển vào nhà.

Do đó đến nay bậc tam cấp vẫn là nét phong thủy không thể thiếu trong việc xây dựng nhà cửa ở mặt đất. Gia chủ muốn sức khỏe, muốn tài lộc hanh thông phải chú ý xây bậc tam cấp cho đúng.

Nên xây thềm nhà bao nhiêu bậc?

Bậc thềm được coi trọng vì là một trong những yếu tố đầu tiên được nhìn thấy trước khi vào nhà; nên xây thềm nhà bao nhiêu bậc là thắc mắc của nhiều người.

Trong kiến trúc, bậc thềm có chức năng kết nối giữa ngôi nhà và sân. Theo quan niệm phong thủy, bậc thềm đóng vai trò khá quan trọng vì vậy nên xây thềm nhà bao nhiêu bậc cho hợp phong thủy là điều nhiều người quan tâm khi thi công nhà.

Nên xây thềm nhà bao nhiêu bậc?

Theo chuyên gia phong thủy – kiến trúc sư Phạm Cương, nhiều người quan niệm, số bậc thềm nhà cần được tính theo bội số của 4, trong đó mỗi bậc theo thứ tự sẽ lần lượt liên quan đến các yếu tố sinh, lão, bệnh, tử; tránh để bậc thang cuối cùng rơi vào “bệnh” và “tử”. Tuy nhiên, phong thủy không coi quan niệm này là đúng.

Người phương Đông nghiên cứu triết lý về vận động và đưa ra chu trình tính bậc cầu thang 4n+1. Còn người phương Tây nghiên cứu sự vận động của cầu thang theo tiêu chí thuận tiện, nên tính số bậc thềm nhà là 2n+1.

Chuyên gia Phạm Cương phân tích, số bậc thềm nhà rơi vào nhịp lẻ sẽ tốt hơn. Người ta thường bước chân thuận lên bậc số 1, bậc số 2 sẽ là chân không thuận. Nếu bậc cuối cùng là số lẻ, rơi chân thuận thì ta sẽ bước lên một không gian khác bằng chân thuận hơn, nhờ đó sẽ tự tin, có tâm lý vững vàng hơn.
Nên xây thềm nhà bao nhiêu bậc? Thềm nhà có 3 bậc tam cấp sẽ thuận tiện khi sử dụng. (Ảnh: Laurbanasf)
Số bậc ở thềm nhà có sự khác nhau giữa các công trình xây dựng. Sự khác nhau này phụ thuộc và độ cao của thềm nhà so với nền sân.

Trong các ngôi nhà truyền thống, thềm thường có 3 bậc (tam cấp), phfu hợp với thuyết tam tài Thiên – Địa – Nhân. Hiện nay, với công trình nhà ở thông thường hoặc biệt thự, bậc thềm thường được xây 3 bậc hoặc 5 bậc. Còn các công trình đền chùa thường có 7 hoặc 9 bậc để mang lại sự tôn nghiêm.

Chuyên gia cũng cho rằng, khi thiết kế bậc nhà, cần quan tâm đến chiều cao của nền nhà so với sân hoặc đường. Cần thiết kế bậc thang sao cho mọi người đi lại thoải mái nhất, không nên làm bậc quá nhỏ, quá dốc kẻo đi lại khó khăn. Về mặt phong thủy, khi đó khí dẫn lên nhà kém đi, ảnh hưởng một phần đến tài lộc của ngôi nhà.
Thềm nhà của đền có 7 bậc. (Ảnh: Đá Lâm Tạo)

Cửa chính nên mở ra ngoài hay vào trong?

Theo chuyên gia phong thủy – kiến trúc sư Phạm Cương, trong văn hóa phương Đông, cửa chính là nơi ngăn cách không gian giữa ngôi nhà và môi trường bên ngoài. Khí hay năng lượng bên ngoài nạp vào nhà qua cửa chính và phân bổ đến các không gian khác trong nhà.

Quá trình di chuyển của con người từ ngoài vào trong cũng là quá trình nạp khí cho ngôi nhà. Hiện nay cửa chính thường có nhiều cách thiết kế: Cửa mở vào trong nhà, cửa mở ra ngoài, cửa cánh trượt….

Theo quan niệm phong thủy thì cửa chính nên mở vào trong là tốt nhất vì thuận với chiều vận động đi vào của người dùng, các dòng năng lượng sẽ được nạp vào tối đa qua cửa chính. Cửa mở ra ngoài sẽ ngược vào chiều di chuyển của con người, vì vậy khí nạp vào nhà sẽ bị cản trở.
Cửa chính nên mở vào trong là tốt nhất. (Ảnh: Jenniferallwoodhome)
Ngoài ra, với những ngôi nhà ngay sát mặt đường không có vỉa hè, cửa mở ra ngoài sẽ chiếm dụng không gian công cộng, đôi khi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tai nạn cho người đi đường.

Với những nhà diện tích quá chật, cửa mở vào trong chiếm nhiều diện tích thì có thể thiết kế cửa kiểu cánh trư.ợt, về phong thủy cũng đạt yêu cầu.

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.