Nhân dịp đó, bác ấy vận động chồng tôi xây lăng của tổ tiên. Bởi lăng của tổ cũ và lạc hậu lắm rồi, nó nằm lọt thỏm ở những lăng khác, nhìn rất cám cảnh.

Ở quê chồng tôi có phong tục đi Tết mới. Tôi nhớ ngày mới cưới nhau, mẹ chồng sắm cho nhiều hộp bánh đi Tết anh em nội ngoại. Đến nhà nào, mọi người cũng lì xì chúng tôi 1 khoản tiền khá to để lấy may. Nhưng chồng tôi không nhận của bất kỳ ai mà còn biếu ngược lại.

Khi đó 200 nghìn lớn lắm, thế mà đến nhà ai chồng tôi cũng biếu tiền mọi người. Thế nhưng chồng chỉ hào phóng với mỗi nhà nội, còn qua nhà ngoại anh không biếu tiền ai.

Lấy làm lạ nên tôi thắc mắc, tại sao chồng đối xử thiên vị với nhà ngoại thế. Anh bảo ngày trước gia đình rất nghèo, đỗ đại học mà không có tiền đi học. Nhưng chồng tôi cho rằng muốn thoát nghèo chỉ có con đường học. Anh tìm đến nhà bác trưởng tộc để trình bày khát khao muốn học nhưng không có tiền và mong được cả họ giúp sức.

Thấy ý chí của chồng tôi rất quyết tâm, bác trưởng tộc đã họp mọi người trong họ và vận động mỗi người đóng góp 1 ít tiền cho anh ấy nhập học. Nhờ sự giúp sức của họ hàng, chồng tôi đã có tiền đóng học. Để có thể tiếp tục việc học, anh ấy không thể mãi dựa dẫm vào mọi người, ngay năm đầu tiên anh đã đi làm thêm đủ mọi việc để kiếm tiền.

Mẹ chồng sắm cho nhiều hộp bánh đi Tết anh em nội ngoại. (Ảnh minh họa)

Tuy anh em họ hàng giúp đỡ chồng tôi có 1 lần nhưng anh bảo cả đời không quên ơn của mọi người.

Những năm sau đó, cứ dịp Tết Nguyên Đán đến là chồng tôi lại tiết kiệm 1 khoản kha khá, toàn tờ 500 nghìn để biếu các bà các bác bên phía nội. Nhà nội có công lao rất lớn trong tiền đồ sự nghiệp của chồng tôi, anh báo đáp công ơn cũng là điều nên làm, thế nên tôi rất ủng hộ việc làm của anh.

Hôm Tết dương lịch vừa rồi, vợ chồng tôi về quê nội chơi. Bác trưởng tộc đến thăm chúng tôi và chúc mừng chồng tôi được thăng chức tổng giám đốc. Nhân dịp đó, bác ấy vận động chồng tôi xây lăng của tổ tiên, bởi lăng của tổ cũ và lạc hậu lắm rồi, nó nằm lọt thỏm ở những lăng khác, nhìn rất cám cảnh.

Bác ấy muốn mỗi người góp 1 ít để tu sửa lăng tổ khang trang hơn. Chồng tôi nhiệt tình ủng hộ và hứa sẽ góp 1 tỷ để xây lăng. Nghe chồng tôi đưa ra số tiền lớn đó mà bác trưởng tộc và bố mẹ chồng đều choáng váng. Chính bản thân tôi cũng sốc thật sự.

1 cái lăng để thờ người đã khuất chỉ cần chi 200 triệu là đẹp lắm rồi. Tại sao chồng tôi phải đầu tư nhiều tiền làm hoành tráng như thế. Khi bác trưởng ra về, bố mẹ khuyên chồng tôi nên nghĩ lại, xây lăng đâu cần nhiều tiền thế, rất lãng phí.

Bác trưởng tộc muốn mỗi người góp 1 ít để tu sửa lăng tổ khang trang hơn. (Ảnh minh họa)

Chồng tôi bảo đã hứa với bác trưởng là tài trợ 1 tỷ rồi, sao có thể rút lại được. Anh ấy nói bản thân có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ phúc của tổ tiên. Vì thế anh phải quay ngược lại đầu tư sao cho tương xứng với thành quả đạt được.

Tôi nói anh nghĩ thế là sai rồi, sở dĩ anh có thành tựu như ngày hôm nay là do các anh em trong họ đã bỏ tiền ra đầu tư cho đi học, những người đã khuất rồi thì làm được gì. Tôi nghĩ chồng chỉ nên chi 100 triệu xây lăng, còn 900 triệu biếu anh em họ hàng. Người nào lớn tuổi biếu nhiều tiền, người trẻ biếu ít hơn.

Làm như thế mọi người trong họ sẽ rất cảm kích lòng tốt của chồng. Đồng thời thế hệ trẻ sẽ nhìn vào anh làm tấm gương học tập và phấn đấu. Bố mẹ đều nghĩ những lời tôi nói rất hợp tình hợp lý và khuyên chồng tôi nên làm theo.

Chồng bảo từ trước đến nay, năm nào cũng biếu tiền anh em họ hàng rồi, như thế là anh đã báo đáp công ơn của mọi người rồi. Còn bây giờ phải chăm sóc cho lăng tổ tiên được đẹp, hoành tráng, nổi bật nhất, không muốn dòng họ thua kém những dòng họ khác.
Tôi không biết phải nói sao để chồng thay đổi suy nghĩ nữa?