Với bộ sưu tập lên đến hơn 500 chiếc mâm gỗ cổ, hơn 30 năm qua, ông Đào Nhất Hoa (thôn Trung, xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang) đã dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để sưu tầm được.

aaa

Bộ sưu tập mâm gỗ của ông Đào Nhất Hoa (ở thôn Trung, xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang) đều có màu nâu cũ, nhiều chiếc còn vẹn nguyên nhưng cũng có chiếc bị nứt, mẻ, vỡ được gia chủ trưng bày trang trọng trên các giá đựng đồ, có ghi rõ địa chỉ xuất xứ của từng chiếc mâm.


aaaĐam mê sưu tập mâm gỗ cổ từ những năm 20 tuổi, ông Hoa cho biết: “Tôi đến với sưu tập mâm gỗ cổ từ những năm 90 của thế kỷ trước, từ việc tôi thấu hiểu được chiếc mâm gỗ gắn bó mật thiết, thân thuộc, phổ biến được sử dụng để bày thức ăn trong bữa ăn của các gia đình người dân quê ngày xưa”.


Ông Hoa cũng chia sẻ thêm, vật liệu để tạo ra mâm gỗ chủ yếu được người dân sử dụng là gỗ mít, gỗ sung… Đây là những loại cây gỗ được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn, dễ tìm dễ kiếm.
Ông Hoa cũng chia sẻ thêm, vật liệu để tạo ra mâm gỗ chủ yếu được người dân sử dụng là gỗ mít, gỗ sung… Đây là những loại cây gỗ được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn, dễ tìm dễ kiếm.
aa
Theo quan sát, số mâm gỗ được trưng bày ở phòng khách chỉ là một phần rất nhỏ của bộ sưu tập lên đến hơn 500 chiếc của ông Hoa.

Mỗi chiếc mâm gỗ đều được ông Hoa nâng niu, từng chiếc là hành trình tìm kiếm và những câu chuyện đáng nhớ. Để bảo quản tốt và tránh bị nhầm lẫn, mỗi chiếc mâm ông đều ghi họ tên, địa chỉ của người cho, tặng hay bán cho ông.Mỗi chiếc mâm gỗ đều được ông Hoa nâng niu, từng chiếc là hành trình tìm kiếm và những câu chuyện đáng nhớ. Để bảo quản tốt và tránh bị nhầm lẫn, mỗi chiếc mâm ông đều ghi họ tên, địa chỉ của người cho, tặng hay bán cho ông.
aaĐây là chiếc mâm có tuổi đời gần 200 năm, ông Hoa được người đồng đội xưa tặng, trong một lần ông về thăm Phú Thọ và tình cờ nhìn thấy.

aaĐến nay, sau hơn 30 năm sưu tập, ông Đào Nhất Hoa đã có trong tay bộ sưu tập mâm gỗ đồ sộ, lên đến gần 500 chiếc, cái mâm có niên đại gần nhất cũng cỡ khoảng 100 năm.

aaNgoài một số ít ông Hoa để trưng bày ở phòng khách, còn lại ông cất trong buồng, nhà dưới và cất nhiều nơi khác.

aaa“Tôi chỉ mong sau này có điều kiện xây dựng một bảo tàng tư nhân và được các cấp chính quyền hỗ trợ để những chiếc mâm gỗ được bảo quản tốt, giữ gìn được lâu và trở thành nơi tìm hiểu, trải nghiệm cho các thế hệ sau. Ngoài mâm gỗ cổ, tôi còn trưng bày các đồ, vật dụng có liên quan đến cuộc sống, lao động, sản xuất của người Việt xưa” – ông Hoa nói.