Cái nghèo đéo đẳng mãi dù anh đã vào Đại học, Công Ninh phải vừa học, vừa làm vì mẹ anh còn phải nuôi một đàn em ăn học dưới quê. Có thể thấy những vai diễn nghèo mà anh đóng đều ‘ám’ vào cuộc đời anh.

(Nguồn: Internet)

Trời phú cho anh một gương mặt hiền lành, chân chất, dễ gây thiện cảm với người đối diện. Một gương mặt mà theo anh nói vui là: “Chỉ hợp với những vai bộ đội, trí thức, dân nghèo thành thị”.



(Nguồn: Internet)

Công Ninh sinh năm 1961 tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Anh quen với nỗi cơ hàn từ bé. Má anh làm nghề thợ may, một mình gồng gánh đàn con thơ. Ba chia tay má khi anh mới 3 tuổi.

Năm Công Ninh lên 12 tuổi anh đã biết phụ mẹ bán trà đá, bánh cam… Anh đã từng có thời gian ngắn phải nghỉ học ở nhà vì mẹ không kham nổi gánh nặng kinh tế. Nhớ trường lớp quay quắt nên sau một năm, anh xin mẹ cho đi học lại. Nhờ sáng dạ nên con đường học tập của anh khá suôn sẻ.

(Nguồn: Internet)


Mẹ kỳ vọng Công Ninh thi vào Đại học Bách Khoa mà không biết con trai âm thầm ấp ủ đam mê nghệ thuật. Giấy báo đậu vào khoa diễn viên được gửi về, cả nhà mới hay, mẹ mừng thầm vì đứa con ngoan.

(Nguồn: Internet)

Cái nghèo đeo đẳng mãi, cả khi bước chân vào Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, anh vẫn vừa học, vừa mưu sinh với nghề giữ xe ở Cung văn hóa lao động TP Hồ Chí Minh. Dường như cuộc đời nhân vật phần nào “ám” vào đời Công Ninh.

(Nguồn: Internet)

“Giữa nhân vật tôi đóng trên phim với tôi ngoài đời, có mối liên hệ với nhau. Có lẽ số phận của nghệ sỹ thường giống những nhân vật mình thủ vai. Thí dụ, tôi đóng những nhân vật hay bệnh, cuối cùng tôi cũng bị bệnh”.

(Nguồn: Internet)

Sau 4 năm học tại trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh), Công Ninh tốt nghiệp loại xuất sắc, thành tích này giúp anh giành được một trong hai xuất học bổng du học. Năm 1984, anh khăn gói lên đường sang Liên Xô theo học khoa Đạo diễn sân khấu tại Đại học Sân khấu – Điện ảnh Leningrad (nay là Saint Petecbourg).

(Nguồn: Internet)

Năm 1990, Công Ninh trở về nước bắt tay vào dựng hai bài thi tốt nghiệp là Elena thân yêu và Gã giang hồ quốc tế. Cả 2 vở đều được các thầy cô cũng như giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy nhiên, với tấm bằng Thạc sĩ nghệ thuật trong tay, Công Ninh vẫn … thất nghiệp.

(Nguồn: Internet)

Nhìn bạn bè đồng trang lứa đã thành danh trong khi bản thân đi du học về lại trắng tay, Công Ninh không khỏi chạnh lòng. Một thời gian sau, Công Ninh được phân công về làm giảng viên tại Trường Nghệ thuật sân khấu 2. Từ đó, Công Ninh đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp trồng người.

(Nguồn: Internet)

Ngoài là một đạo diễn, diễn viên, Công Ninh còn là người thầy có nhiều thập niên đứng trên bục giảng truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho sinh viên. Trong số học trò của anh, có rất nhiều nghệ sĩ thành danh như: NSƯT Trịnh Kim Chi, MC Quyền Linh, Mai Dũng, Trí Quang …

(Nguồn: Internet)

Năm 2017, Công Ninh vắng mặt trên giảng đường, trên màn ảnh, về sau đồng nghiệp, học trò, báo chí mới biết anh đang đấu tranh với bệnh tật. Biết hoàn cảnh Công Ninh vợ trẻ, con thơ dại, kinh tế không rôm rả, nhiều người hò nhau quyên góp giúp đỡ anh trong cơn hoạn nạn. Chẳng ngờ Công Ninh từ chối tất.

(Nguồn: Internet)

Cuối năm 2018, Công Ninh trở lại phim trường, vào vai người cha có cô con gái bị tạt axit, trong bộ phim truyền hình “Hoa cúc vàng trong bão”. Sau khi chiến thắng bệnh tật anh nhận được “mưa” lời mời tham gia phim ảnh đến mức phải từ chối khéo vì không đáp ứng nổi.

(Nguồn: Internet)

Hiện nay, anh đang đảm đương vị trí Quyền Trưởng Khoa Điện ảnh và Truyền hình, Trường Sân khấu- Điện ảnh TPHCM. Thời dịch bệnh anh vẫn giảng dạy qua hình thức online.

(Nguồn: Internet)

Quả thực, từ khi bước chân vào nghề diễn tới nay, Công Ninh dường như đóng khung vào những vai chính diện. Vai diễn thể loại phim màn ảnh rộng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả của anh chính là anh bộ đội trong phim truyện nhựa Ai xuôi Vạn Lý. Đây là vai diễn đầu tiên giúp Công Ninh được người xem nhớ mặt, biết tên.

(Nguồn: Internet)

Còn với anh, đó là điểm tựa cho người nghệ sĩ trên bước đường nghệ thuật. Nghệ sĩ ưu tú Công Ninh của đời thường không khác nhiều so với Công Ninh trên phim ảnh. Vẫn gương mặt phúc hậu, thật thà, vẫn giọng nói trầm ấm đi vào lòng người. Chỉ có điều trong con người đó đang tràn ngập những suy tư và cả những khát vọng ngày đêm ấp ủ.

(Nguồn: Internet)

Mọi người thắc mắc với Công Ninh: Tại sao anh cứ “đóng đinh” với những vai khổ sở? Không muốn thay đổi hay sao? Công Ninh thú nhận: Cũng muốn đột phá nhưng chưa có nhiều cơ hội. Anh cũng từng diễn dạng vai khác song những vai khổ cực có số phận khắc nghiệt đã in sâu trong tiềm thức khán giả, không dễ xóa mờ.

(Nguồn: Internet)

Công Ninh là một trong những nghệ sỹ Việt lập gia đình muộn. Ở tuổi ngũ tuần, anh mới xây dựng tổ ấm với người phụ nữ kém mình 22 tuổi, là một học trò cũ của anh.

(Nguồn: Internet)

Giải thưởng lớn nhất trong cuộc đời Công Ninh chính là con gái, anh đặt cho con nickname “Oscar” với ý nghĩa đó. Tên thật Oscar là Vành Khuyên, vì trong mắt Công Ninh, con gái giống như con chim nhỏ vui hót líu lo.

Hiện tại, công việc chiếm trọn thời gian của nam nghệ sĩ. Ông tâm sự, dù rất muốn dành nhiều thời gian hơn cho vợ con nhưng áp lực về kinh tế không cho phép, ông phải chăm chỉ, nỗ lực đi làm để làm trụ cột trong gia đình.