Dư luận đặt câu hỏi, các nữ tiếp viên hàng không tham gia bán d.âm 1.000 – 3.000 USD trong đường dây “tú bà” Vỏ Thị Mỷ Hạnh liệu có bị đuổi việc?

Tiếp viên hàng không …sao lại bán d.âm?

Liên quan vụ việc đường dây hoạt động môi giới mại d.âm cho tiếp viên hàng không, người mẫu ảnh… do Vỏ Thị Mỷ Hạnh điều hành, dư luận đặt câu hỏi, các tiếp viên hàng không được lựa chọn rất kỹ lưỡng, là nghề nghiệp nhàn hạ, lương cao mà nhiều cô gái mơ ước, sao lại sa đà vào các tệ nạn xã hội, biến mình trở thành các gái bán d.âm?

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, chuyện những người đẹp, hotgirl trong giới showbiz tham gia vào các đường dây bán d.âm không còn là chuyện lạ. Tuy nhiên, việc các tiếp viên hàng không của nhiều hãng bay uy tín cùng tham gia bán dâm trong một đường dây, đây là điều đáng quan ngại.

Bán dâm nghìn đô, các nữ tiếp viên hàng không có bị đuổi việc?

Vỏ Thị Mỷ Hạnh tại cơ quan công an


Trước đây, gái bán d.âm thường là người có hoàn cảnh khó khăn, bị c.ưỡng é.p, lừa bán vào động mại d.âm, buộc phải làm cái nghề bán d.âm, chịu t.ủi nhục để mưu sinh. Ngày nay, nhiều gái bán d.âm lại là những người có học thức, có trình độ, có nhan sắc, thậm chí là con nhà gia giáo, họ tự do và tự biến mình trở thành gái bán d.âm. Mục đích để có được nhiều tiền hơn, vui chơi thỏa thích hơn, thậm chí coi như một nghề làm giàu, đổi đời.

Chính lối sống buông thả, quan niệm sống dễ dãi, hưởng thụ, coi nhẹ nhân phẩm khiến nhiều cô gái trẻ có nhan sắc, thậm chí có công việc ổn định, thu nhập cao cũng tự biến mình trở thành gái bán d.âm “cao cấp” với giá bán d.âm tính bằng ngoại tệ, thậm chí, có những lần giá lên đến hàng ngàn đô la Mỹ.

Bên cạnh đó, một phần do người mua d.âm ngày càng có điều kiện. Các đại gia không tiếc tiền cho các cuộc chơi nên các cô gái trẻ sẵn sàng biến mình trở thành gái mại d.âm để được có tiền, được sống sang chảnh, hưởng thụ, thậm chí nhiều cô gái muốn đổi đời từ các khoản chi mạnh tay nên sẵn sàng bán thân.

“Tú bà” môi giới mại d.âm bị xử lý thế nào?

Dưới góc độ pháp lý, pháp luật Việt Nam hiện nay không cho phép hoạt động mại d.âm. Tất cả các hành vi q.uan hệ t.ình d.ục có trả tiền hoặc đánh đổi bởi lợi ích vật chất đều là hành vi mua d.âm, bán d.âm và là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Điều 4, Pháp lệnh phòng chống mại dâm thì hành vi mua d.âm, bán d.âm, môi giới mại d.âm là những hành vi bị cấm. Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống mại d.âm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quy định của pháp luật hiện nay, người mua d.âm có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp hành vi mua d.âm người đã thành niên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Đối với hành vi bán d.âm, người bán d.âm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 300.000 đồng tới 2.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số tiền thu nhập bất hợp pháp từ hành vi bán d.âm.

Trong khi đó, người môi giới mại d.âm sẽ bị xử lý hình sự với mức thấp nhất là 6 tháng tù và mức cao nhất lên đến 15 năm tù theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Hình sự.

Thông tin từ cơ quan điều tra, “tú bà” Vỏ Thị Mỷ Hạnh vừa là gái bán d.âm vừa là người môi giới mại d.âm, tổ chức cho người khác thực hiện hành vi bán dâ.m nên sẽ vừa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi bán d.âm, vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại d.âm.

Với hành vi phạm tội nhiều lần (2 lần trở lên), với hai người trở lên thì hình phạt sẽ là phạt tù 2 năm đến 7 năm. Trong trường hợp kết quả điều tra cho thấy số tiền thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên thì cô gái này có thể bị truy cứu ở khung hình phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù. Toàn bộ số tiền thu lợi bất chính sẽ bị thu giữ để xung vào công quĩ nhà nước.

Các tiếp viên hàng không bán d.âm có bị buộc thôi việc?

Đối với các tiếp viên hàng không bán d.âm trong vụ việc trên, luật sư Cường cho rằng, Cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ danh tính của các cô gái bán d.âm, làm rõ hành vi của những cô gái này để xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu chỉ là hành vi bán d.âm, không lôi kéo người khác tham gia bán d.âm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn nếu cô gái bán d.âm nào còn giới thiệu dẫn dắt người khác bán d.âm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại d.âm.

Với các tiếp viên hàng không tham gia bán d.âm sẽ bị xử lý kỷ luật là buộc thôi việc theo quy chế của ngành hàng không.

Qua vụ việc trên, các hãng hàng không cũng cần tăng cường công tác quản lý, tuyển chọn và bồi dưỡng đạo đức, định hướng lối sống cho tiếp viên hàng không.

“Tiếp viên hàng không là ngành nghề đặc biệt, đôi khi còn là hình ảnh quốc gia. Việc nữ tiếp viên hàng không hành nghề mại d.âm có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của hãng hàng không và có thể phát sinh nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội”, ông Cường nói.