Tối 27/12, nghệ sĩ Aly Dũng từng tham gia đóng phim “Biệt động Sài Gòn” trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định vì ung thư máu. Căn bệnh nguy hiểm lấy đi sự sống của cố nghệ sĩ chỉ sau 5 tháng phát hiện.

Thông tin diễn viên Aly Dũng qua đời vì ung thư máu khiến người hâm mộ, bạn bè không khỏi xót xa. Chia sẻ với báo chí, cố nghệ sĩ từng cho biết mình phát hiện bệnh vào tháng 8. Thời điểm đó, da ông bị sưng, nổi sần, các cục u lan khắp mặt, đau nhức triền miên. Đi khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, cố nghệ sĩ được chẩn đoán mắc ung thư máu giai đoạn 2.

Thời điểm đó, nghệ sĩ Aly Dũng được chỉ định lọc máu với chi phí lên đến 24 triệu đồng mỗi tháng. Sau 5 tháng chống trọi với bệnh tật, ông trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 73, trước sự tiếc thương của bạn bè và đồng nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều người băn khoăn ung thư máu nguy hiểm thế nào mà cướp đi sự sống của cố nghệ sĩ chỉ sau thời gian ngắn phát hiện.

Can benh ung thu mau cua dien vien Aly Dung nguy hiem the nao?

 Nghệ sĩ Aly Dũng qua đời vì ung thư máu tối 27/12. Ảnh: Dantri

K máu – nguy hiểm nhưng không phải là chấm hết
Ung thư máu đã và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người vì tốc độ tiến triển nhanh và tính chất nguy hiểm. Được biết, ung thư máu là bệnh lý liên quan đến quá trình sản xuất và chức năng của tế bào máu. Tế bào máu bao gồm các thành phần huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Ung thư máu xảy ra khi các tế bào máu bất thường tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát, làm gián đoạn các chức năng của tế bào máu như chống nhiễm khuẩn hoặc quá trình đông máu.


Ung thư máu nguy hiểm nhưng không phải là đặt dấu chấm hết. Sự tiến bộ của y học đã mang lại kết quả cải thiện đáng kể cho những người mắc bệnh ung thư máu. Theo Hiệp hội Ung thư bạch cầu và Ung thư hạch, 66% số người được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu sống được 5 năm hoặc lâu hơn. Tỷ lệ đó tăng lên 75% đối với ung thư hạch không Hodgkin và 89% đối với ung thư hạch Hodgkin.

Can benh ung thu mau cua dien vien Aly Dung nguy hiem the nao?-Hinh-2

 Ung thư máu nguy hiểm song vẫn có thể chữa khỏi. Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào độ tuổi phát hiện bệnh, loại bệnh, khả năng đáp ứng điều trị,… Ảnh minh họa

Tuy nhiên, khả năng sống sau 5 năm của người mắc ung thư máu có sự khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư máu, mức độ nặng nhẹ, vị trí xuất hiện tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, khả năng đáp ứng điều trị và mục tiêu điều trị,…


Thời điểm phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Một khi tế bào ung thư di căn vào dịch tủy và não bộ thì tỷ lệ sống của bệnh nhân rất thấp.
Tuổi tác càng trẻ thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Đa số trường hợp trẻ em mắc bệnh thuộc loại bạch cầu cấp tính có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Nhóm trẻ thuộc độ tuổi từ 3-7 có cơ hội phục hồi hoàn toàn cao nhất. Người lớn bị ung thư máu thuộc loại này, cơ hội chữa khỏi khoảng 40% nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như giai đoạn tiến triển của bệnh.

Trong khi đó, những trường hợp ung thư máu thuộc loại dòng tủy cấp tính, mạn tính hay bạch cầu mạn tính có thể kiểm soát được trong nhiều năm nhằm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Dấu hiệu ung thư máu
Ung thư máu nguy hiểm song mắc bệnh không đồng nghĩa với “án tử”. Việc phát hiện sớm, áp dụng phác đồ điều trị phù hợp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân. Ngoài việc duy trì khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, My.Clevelandclinic khuyên nên chú ý đến các dấu hiệu ung thư máu sau:
– Chảy máu, bầm tím bất thường. Ở đó, chảy máu hoặc bầm tím bất thường là tình trạng chảy máu không ngừng và vết bầm không rõ nguyên nhân, không lành sau hai tuần.
– Sốt dai dẳng. Sốt là dấu hiệu cơ thể đang chống lại viêm nhiễm hoặc phản ứng với các tế bào ung thư.
– Mệt mỏi. Biểu hiện này là do số lượng hồng cầu trong máu suy giảm do thiếu máu.
– Đau xương, cơn đau thường xảy ra tại những vị trí như lưng, khớp chân.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Sưng hạch bạch huyết.
– Đổ mồ hôi đêm.
– Nhiễm trùng thường xuyên.