Khi được hỏi bao giờ mới xây nhà mới, A Sính bảo không biết vì chuyện này phụ thuộc vào mạnh thường quân giúp đỡ.

Chuyện cặp đôi đũa lệch ở Hà Giang: chị Kía (51 tuổi) – A Sính (24 tuổi) hẳn không còn xa lạ đối với người dân trong vùng nói riêng và dư luận nói chung. Ai cũng ngưỡng mộ tình yêu cũng như cuộc h.ôn nhân “không tuổi tác”, đồng thời hi vọng họ sớm có một ngôi nhà vững chãi để che nắng che mưa.

Và cuối cùng mong ước của dư luận sắp trở thành hiện thực. Cặp đôi “cô – cháu” đã được Ngọc Tính – Youtuber nổi tiếng vùng núi cao giúp đỡ, kêu gọi mạnh thường quân ở trong và ngoài nước ủng hộ tiền để xây dựng một ngôi nhà khang trang hơn.

“Hôm nay Ngọc Tính đến đây để khảo sát thực địa xem mảnh đất nhà chị Kía và A Sính có rộng, vuông vức hay không? Sau đó Tính sẽ lên phương án nhờ thợ thuyền tính toán chi phí để xây dựng một ngôi nhà.

Ngọc Tính hi vọng mọi người hãy chung tay giúp đỡ vợ chồng chị Kía cùng đứa con nhỏ có chỗ ch.ui ra ch.ui vào, mùa mưa không bị rột, mùa đông không phải chịu cảnh r.ét bu.ốt ru.n cầ.m c.ập”, chàng trai dân tộc H’mông chia sẻ.

Cặp vợ chồng nghèo nhưng luôn yêu thương nhau.
Chàng trai vừa d.ứt lời, A Sính cười nói: “Nằm mơ vợ chồng mình cũng không ngờ có một ngày được anh Tính và mọi người giúp đỡ xây dựng ngôi nhà mới. Đây là đất của vợ chồng mình, nếu làm nhà sẽ không cần phải nghĩ ngợi đến chuyện đất đâu để đ.ào m.óng.

Mảnh đất này khá vuông vức lại bằng phẳng nên mình nghĩ việc xây dựng cũng không có khó khăn, chỉ t.ội việc vận chuyển cát xi măng lên đây vất vả”.

Ngoài mảnh đất đang ở, chị Kía và A Sính còn có khoảnh đất rộng trên núi cao. Họ để dành để sau này cho cậu con trai lấy vợ dựng nhà. Họ cho rằng sau này xã hội phát triển hơn, vùng sâu vùng xa sẽ được quan tâm, điện đường trường trạm về tận nơi nên chỗ đó sẽ dễ dàng xây dựng, không khó khăn như hiện tại.

Nhắc đến chuyện A Sính không xuống dưới xuôi làm việc nữa hay sao, chàng trai thành thật cho biết ở đó công việc ổn định, lương tầm 3-4 triệu đồng/tháng. Số tiền đó đủ để anh gửi về cho chị Kía lo toan con cái, tiết kiệm… Song mỗi lần anh về nhà thấy vợ vất vả, con nheo nhóc mà không kì.m nổi lòng.

“Vì thế mình quyết định ở nhà nuôi con gà con lợn, trồng cây bắp… giúp vợ. Cuộc sống dù không khấm khá nhưng vợ chồng có nhau, con có cha.

Nhiều người hẳn nghĩ mình lười lao động nhưng thực tế người đồng bào chúng mình đi xa mưu sinh cũng vất vả lắm. Mình không thành tạo tiếng Kinh, lại ít học thì làm sao thích ứng được với thành phố”, A Sính bộc bạch.

Nói rồi, chàng trai cầm chiếc sọt với con d.ao cù.n lên núi hái rau cho l.ợn ăn. Anh bảo việc này nghe đơn giản, chỉ là đi hái rau cho lợ.n nhưng thực chất rất gian nan. Anh bảo leo lên núi tốn rất nhiều sức, đặc biệt là những ngày mưa. Sau đó anh tìm nơi có rau d.ại hái về bă.m nhỏ, trộn cùng cám ta rồi nấu thành cám.
Những đứa cháu nội của chị Kía với chồng trước đã đến ở chung với A Sính một thời gian.
“Mình đi thành phố làm việc, vợ sẽ là người phải làm công việc đó, dắt theo thằng bé đi nữa. Mình thấy ng.uy hiể.m lắm, nhỡ trượt chân một cái là xảy ra chuyện không hay. Vì vậy giờ mình về, vợ không phải đi rừng hái rau lợn nữa.

Thi thoảng hai vợ chồng muốn đi cùng nhau thì vợ bế con, mình đi hái. Cuộc sống nghèo nhưng hạnh phúc và an toàn”, A Sính chia sẻ.

Vì không có vốn nên vợ chồng chị Kía và A Sính không thể mua được bò về chăn như nhiều hộ gia đình khác trong bản. Song họ không vì thế mà nản, luôn nỗ lực từng ngày để con trai có một tương lai tươi sáng hơn.

“Người ta có bò để chăn thì mình nuôi con lợn con gà. Mình tập trung nuôi chúng mau lớn, đ.ẻ ra lứa gà con lợ.n con. Sau đó mình đem nó ra chợ bán, kiếm tiền để dành để sau này còn cho con đi học cái chữ.

Mình m.ù chữ nhưng đi ra ngoài nhiều biết được chỉ có cái chữ mới giúp người đồng bào thoát ngh.èo thôi”, chàng trai dân tộc H’mông thành thật.

Khi được hỏi bao giờ mới xây nhà mới, A Sính bảo không biết vì chuyện này phụ thuộc vào mạnh thường quân giúp đỡ. Bao giờ mọi người thương, ủng hộ tiền mua gạch mua cát, xi măng… thì xây dựng. Anh vội vàng chờ mong cũng không giải quyết được gì nhưng luôn háo hức ngày đó xảy ra. Từ sâu thẳm anh luôn muốn gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị đã và sẽ giúp đỡ hai vợ chồng.

Trai tân 36 tuổi lấy vợ 56 tuổi: Định mệnh từ điện thoại 800 nghìn và bức ảnh chụp nhà

Đó là câu chuyện của vợ chồng anh Đen (36 tuổi, quê Tiền Giang) và chị An (56 tuổi, quê Sóc Trăng). Ngồi cạnh nhau tíu tít nói chuyện, cười vui vẻ, nếu không nói thì chắc hẳn nhiều người nghĩ họ là hai chị em. Không phiền lòng vì sự chênh lệch, 4 năm qua khi quyết định “góp gạo thổi cơm chung”, cả hai vẫn đang hạnh phúc với sự lựa chọn của mình.

Nhờ chiếc điện thoại 800.000 đồng mà có vợ

Anh Đen – ngoài 30 tuổi mà chưa từng có mảnh tình vắt vai. Bên hàng xóm có một cô gái mến anh, ngỏ lời muốn được làm bạn nhưng anh Đen từ chối. Người đàn ông hiền lành quanh năm chỉ đi làm, tối về ngồi chơi, uống trà, h.út thu.ốc cùng mấy người em.

Cách đây 4 năm, anh Đen dành dụm mua được một chiếc điện thoại và nhờ anh em bạn bè hướng dẫn cách dùng Zalo. Vừa dùng được 2 ngày, anh quen và kết bạn với chị An. Hai người ban đầu ấn tượng với nhau qua những hình ảnh, rồi trò chuyện, tìm thấy sự đồng cảm ở đối phương và thương mến nhau.
Vợ chồng anh Đen (36 tuổi), chị An (56 tuổi)
Chị An đã từng qua một lần đò nhưng không có được hạnh phúc. Gia cảnh nhà chị khó khăn, sống với mẹ già. Chị không g.iấu gi.ếm gì anh từ tuổi tác đến hoàn cảnh, rồi bảo: “Nếu anh chấp nhận thương thì lên đây cho biết”.

Anh Đen bao năm nay chẳng đi xa bao giờ. Nghe lời chị An nói vậy, anh muốn nhưng cũng không dám đi. Nhà anh Đen cũng chẳng khá khẩm hơn. Anh chụp ảnh căn nhà lụp xụp của mình, gửi cho chị An kèm lời nhắn: “Thương tôi không, nhà tôi nghèo lắm nha, chịu thì xuống với tôi”.

Vậy là, người phụ nữ ngoài 50 lặn lội bắt xe tìm về quê anh Đen. Nhìn thấy chị An, anh Đen bối rối bỏ hết công việc đưa chị về nhà. Đó là lần đầu tiên anh có bạn gái.
Chị An đã từng qua một lần đò, có con riêng
Anh Đen hơn 30 năm không yêu ai, chị An là tình đầu
Bố mẹ của anh Đen chỉ hơn chị An 4 – 5 tuổi, nhưng sự xuất hiện của chị không khiến gia đình phiền lòng hay phả.n đ.ối. Họ cũng là những người nông dân hiền lành, chất phác nhưng có suy nghĩ rất cởi mở, tôn trọng quyết định của con. Cả hai để anh Đen tự lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của chính bản thân mình. Về phía gia đình chị An, các con đã có gia đình riêng và ủng hộ mẹ đi thêm bước nữa để có người bầu bạn lúc tuổi già.

Cơ duyên để anh Đen và chị An gắn bó với nhau là như vậy. Sau này, nhiều người vẫn trêu anh rằng: “Nhờ cái điện thoại 800 nghìn mà có vợ”.

Cuộc sống nghèo khó nhưng ngập tràn hạnh phúc

Anh Đen, chị An sống ở Tiền Giang một thời gian. Sau này khi mẹ chị An bệnh nặng, anh chị chuyển về Sóc Trăng sống cùng mẹ để tiện bề chăm sóc cho bà. Hàng ngày, anh Đen phụ vợ chăm sóc cho mẹ rất chu đáo. Ngược lại, chị An cũng đối đãi phải đạo với nhà chồng.

Hoàn cảnh gia đình có nhiều vất vả. Ngôi nhà nơi anh chị cùng mẹ già đang sống trống trước hụt sau, chẳng có đồ đạc gì đáng giá. Mẹ già ốm nằm một chỗ, nhưng có những lúc chị An chẳng đủ tiền mua cho bà hộp sữa.
Cả hai có cuộc sống rất hạnh phúc, không ngại dành cho nhau cử chỉ âu yếm mỗi ngày
Khó khăn hiện hữu, nhưng cuộc sống của chị và người chồng kém tuổi trôi qua mỗi ngày đều tràn ngập tiếng cười. Cặp đôi lệch tuổi không ngại trao cho nhau những cử chỉ tình cảm. Từ ngày làm vợ anh Đen, chị An đổi tên Zalo của mình thành: “Yêu anh trọn đời” còn của anh Đen là: “Chàng trai yêu vợ nhất”. May mắn, hàng xóm láng giềng cũng yêu quý anh chị, không ai gièm pha, dè bỉu mối quan hệ này.

4 năm qua, cả hai sống vui vẻ, hạnh phúc, ít khi x.ích mí.ch. Chị An bày tỏ, chị hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Tiền bạc hôm nay không kiếm được thì ngày mai kiếm, nhưng tình cảm, tình thương vợ chồng dành cho nhau mới là điều quan trọng nhất.

Đối với chị, quan điểm trong tình yêu là: “Khi chấp nhận thương người nào đó thì thương cho trọn vẹn, dù có khó khăn cũng phải sống, sướng cùng hưởng, khổ cùng chịu, có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo. Đừng thấy chồng người ta giàu có rồi b.ỏ chồng mình thì x.ót x.a lắm”.