Có thể nói, cây cổ thụ này chính là một “báu vật sống”, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn – TP HCM.

Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon

Cạnh khu chuồng nuôi hổ trắng của Thảo Cầm Viên Sài Gòn có một cây gùi cổ thụ hình dáng hết sức lạ mắt.

Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-2Cây có dạng dây leo um tùm, tổng chiều dài phải đến hàng trăm mét, bao phủ cả một khoảng sân rộng lớn.

Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-3

Vô số nhánh của cây đan bện vào nhau như một khối bùi nhùi khổng lồ. Nhiều nhánh cây to ngang bắp chân người lớn.

Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-4

Tất cả các nhánh này đều thuộc về cùng một cây, rất khó để xác định đâu là gốc cây chính.

Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-5

Cây gùi cổ thụ này có tuổi chưa được xác định, nhưng phải trên 150 năm vì cây đã có từ trước khi Thảo Cầm Viên được quy hoạch.

Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-6

Cách đây hai thế kỷ, vùng đô thị TP HCM vẫn là một khu rừng nguyên sinh lớn. Theo thời gian, sự khai phá của người Pháp khiến rất nhiều thảm thực vật đặc hữu bị dẹp bỏ.Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-7Cây gùi trong Thảo Cầm Viên có thể chính là đại diện duy nhất và cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa còn lại.Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-8Có thể nói, cây cổ thụ này chính là một “báu vật sống”, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn – TP HCM.Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-9

Chính vì vậy, các nhân viên chăm sóc cây xanh của Thảo Cầm Viên xem đây như là “cây thần”, dành cho cây sự quan tâm đặc biệt để sự sinh tồn và phát triển của cây luôn được bảo đảm.

Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-10Trên phương diện khoa học, cây gùi có danh pháp hai phần là Willughbeia edulis, là loài cây bản địa của khu vực Nam Á và Đông Nam Á.Cay co thu uon eo nhu ran, duoc “phong than” o Thao Cam Vien Sai Gon-Hinh-11Đây là một trong số ít loài cây dây leo cho quả ăn được ở Đông Nam Á. Quả gùi có màu vàng, hương vị thơm ngon, là loại quả được ưa chuộng ở một số nước trong khu vực.