Trong năm 2023, khi mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với mức hưởng BHYT cũng tăng theo.

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Chế độ này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. Bên cạnh đó các nguyên tắc về mức đóng, mức hưởng, chi phí khám chữa bệnh cũng được quy định chặt chẽ.

Như vậy có thể hiểu, bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau, bệnh tật.
22


Điều kiện để được BHYT chi trả 100% khi đi khám chữa bệnh năm 2023

Theo điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh mà chi phí khám chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được BHYT trả 100% chi phí khám chữa bệnh.

Từ ngày 1-7-2023, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Do đó, quyền lợi hưởng BHYT cũng được điều chỉnh phù hợp với quy định mới.

Nếu tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng thì chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (thấp hơn 223.500 đồng) thì người tham gia BHYT được thanh toán 100% chi phí.

Khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng, mức chi phí cho 01 lần khám bệnh nêu trên sẽ thay đổi thành 270.000 đồng.

Theo đó, người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh đúng quy định, có tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 270.000 đồng thì không phải thực hiện cùng chi trả.

Như vậy, mức chi phí khám chữa bệnh một lần được BHYT chi trả 100% này tăng thêm 46.500 đồng từ ngày 1-7-2023.
13
5 nhóm đối tượng nào được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh?

Nhóm thứ nhất: Các đối tượng là người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người được hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thân nhân của người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Nhóm thứ hai được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỉ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế. Các đối tượng này bao gồm những người hoạt động cách mạng trước năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; trẻ em dưới sáu tuổi.

Nhóm thứ ba là những người khám chữa bệnh tại tuyến xã.

Nhóm thứ tư là các trường hợp khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến có chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).

Nhóm thứ năm là những người tham gia BHYT năm năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn sáu tháng lương cơ sở (6 tháng lương cơ sở hiện nay là 10.800.000 đồng).

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh khi cần khám chữa bệnh. Bệnh nhân được hỗ trợ các loại chi phí về thuốc, kỹ thuật, vật tư y tế… Điều này sẽ giảm bớt gánh nặng về chi phí, giúp nhiều người có cơ hội chăm sóc sức khỏe.

Khám chữa bệnh BHYT có thể chia thành 2 trường hợp là khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến và khám chữa bệnh BHYT trái tuyến. Trong đó, bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT trái tuyến thường có mức hưởng thấp hơn so với khi khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến.
chuyen-tuyen-kham-chua-benh-bhyt-01

Chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT như thế nào để được hưởng nhiều lợi ích nhất?

Bệnh nhân sẽ được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT theo chỉ định của y bác sĩ hoặc theo nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.

Điều 4, Thông tư 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ y tế quy định 3 trường hợp chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT gồm:

(1) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên

Có 2 trường hợp chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên gồm:

– Chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;

– Chuyển không theo trình tự quy định đã nêu trên (chẳng hạn như chuyển từ tuyến 4 lên tuyến 2 hay từ tuyến 3 lên tuyến 1).

(2) Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.

(3) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh trong cùng tuyến.

Trong trường hợp chuyển tuyến khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ giúp bệnh nhân có mức hưởng BHYT cao nhất của đối tượng đó. Tuy nhiên, để được chuyển tuyến khám chữa bệnh đúng tuyến bệnh nhân phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 30/2020/TT-BYT về các trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến.

Khi chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT bệnh nhân phải cung cấp được giấy chuyển tuyến do cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển đi cấp để làm các thủ tục khám chữa bệnh BHYT như khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến tại cơ sở khám chữa bệnh nơi bệnh nhân chuyển đến.
chuyen-tuyen-kham-chua-benh-bhyt-02
Trường hợp đi khám trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100% mức hưởng

Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế và hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, ngay cả khi đi khám trái tuyến, người bệnh vẫn được thanh toán BHYT 100% mức hưởng đúng tuyến trong các trường hợp sau:

(1) Người bệnh đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện được thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến.

Tương ứng với đó, người bệnh có thể đến khám, điều trị tại bất kỳ bệnh viện tuyến huyện nào trên cả nước cũng đều được thanh toán theo mức hưởng trên thẻ BHYT là 100%, 95% hoặc 80%.

(2) Người bệnh đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh mà phải điều trị nội trú tại đây thì được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng đúng tuyến.

Tương ứng với mức hưởng trên thẻ BHYT là 100% hay 95% hay 80% thì người bệnh khi điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100%, 95% hoặc 80% chi phí điều trị nội trú.

(3) Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc xã đảo, huyện đảo mà có tham gia BHYT khi tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT.

(4) Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc xã đảo, huyện đảo mà có tham gia BHYT khi tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT.

(5) Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc xã đảo, huyện đảo mà có tham gia BHYT thì khi tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương sẽ được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT.

(6) Người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT.