Trong số 16.427 điểm 10 của hàng triệu bài thi tốt nghiệp THPT 2023, ngữ văn chỉ góp 1, toán có 12. Phần lớn số điểm 10 nằm ở giáo dục công dân. Đặc biệt, điểm 10 môn ngữ văn thuộc về thí sinh Nam Định.

Theo đó, năm nay có 1 thí sinh đạt điểm 10 môn Ngữ văn. Thí sinh này đến từ Nam Định có số báo danh 25xxxx36.

Chúc mừng bạn Trần Ngọc Đan Thanh lớp 12A4 đạt 10 điểm duy nhất của cả nước môn Ngữ văn trong kỳ thi TN THPT 2023 và cảm ơn cô Nguyễn Thị Lương GV Văn – người chắp cánh cho những đam mê Văn học.

Ngoài môn ngữ văn là điểm 10, các điểm thi còn lại của thí sinh này cũng cao ngất ngưởng Cụ thể, điểm môn toán: 8, ngoại ngữ 9. Ở bài thi môn khoa học xã hội, thí sinh này có mức điểm lần lượt: lịch sử: 9; địa lý 8; giáo dục công dân: 9,75. Điểm trung bình bài thi môn khoa học xã hội là 8,92 điểm.


Bảng điểm của thí sinh duy nhất đạt điểm 10 môn ngữ văn (Ảnh chụp màn hình).

Theo thứ tự từ thấp tới cao, môn ngữ văn có 1 điểm 10 duy nhất, môn toán có 12 điểm 10, môn địa lí có 35, vật lí có 70, sinh học có 135, hóa học có 137, lịch sử có 789, tiếng Anh có 555.

Cao nhất là môn giáo dục công dân, có 15.693 điểm 10, chiếm gần 90% số bài thi đạt điểm 10 ở tất cả các môn.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 có hơn 1 triệu thí sinh cả nước dự thi. Với 9 môn thi được thống kê, tổng số bài thi đã được chấm là khoảng 10 triệu.

Số liệu cụ thể hơn 16.000 điểm 10 của từng môn thi như sau:

 

Câu hỏi 5 điểm của đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT năm nay ra vào tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

Nhận xét về đề thi văn năm nay, thí sinh N.M.C, Trường THPT Cầu Giấy nói: “Phần đọc hiểu hơi khó và mất nhiều thời gian để làm so với các đề năm trước. Với đề ngữ văn, em rất bất ngờ vì chưa từng được ôn luyện dạng đề này. Bình thường khi học về tác phẩm “Vợ nhặt”, bọn em được nhấn mạnh về các yếu tố nhân đạo hoặc hiện thực, chưa từng học về “góc nhìn cuộc sống của tác giả”.

Thí sinh Trần Hữu Nguyên Sơn, Trường THPT Phú Nhuận, TPHCM cho biết em không học tủ nên không bị “tủ đ.è”. Tuy nhiên, đề thi năm nay có điểm lạ về “góc nhìn cuộc sống của tác giả”, em không ôn kỹ nên chắc chỉ được khoảng 6 điểm.

Thí sinh P.T.H, Trường THPT Lương Văn Can thú nhận chưa từng được học về trích đoạn này trong tác phẩm “Vợ nhặt”.

Thí sinh H.M.V.M, Trường THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội cho rằng: “Nói “lệch tủ” với đề thi này cũng đúng vì sĩ tử hầu hết ôn kỹ hai tác phẩm về sông là “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Còn tác phẩm “vợ” là “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” không được ưu tiên lắm.

Tuy vậy đề này khá “dễ thở” với em. Cô giáo lại ôn kỹ đoạn trích này. Với phần đọc hiểu, đề năm nay khác biệt khi ra thơ chứ không phải văn bản văn xuôi. Em có hơi choáng váng một chút khi đọc đề, nhưng bình tĩnh lại thì em làm được. Hầu hết các bạn trong phòng thi của em đều xin tờ giấy thứ 3″.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Mai, giáo viên Trường PTLC Newton nhận định: “Đề thi năm nay bám sát cấu trúc đề minh họa và có tính phân loại ở câu nghị luận văn học.

Đoạn ngữ liệu được trích dẫn không phải ngữ liệu quen thuộc nên không dễ với nhiều thí sinh. Tuy nhiên, nếu các thí sinh được ôn tập kỹ về phương pháp thì có thể làm tốt.

Điều thú vị là đề nghị luận xã hội này đã được một Sở Giáo dục và đào tạo đưa vào đề thi thử”.