Liên quan đến đường dây mại dâm có nhiều nữ tiếp viên hàng không, người mẫu tham gia, giá lên đến 3.000 USD/ lượt, nhiều người đặt câu hỏi, “má mì” vừa môi giới vừa bán dâm bị xử lý ra sao?

Công an TP. HCM vừa triệt phá đường dây hoạt động môi giới mại dâm quy mô lớn, có sự tham gia ‘đi khách’ của các người mẫu ảnh, tiếp viên hàng không.

Kết quả xác minh cho thấy, Võ Thị Mỹ Hạnh (SN 1997, ở phường 17, quận Gò Vấp) từng là tiếp viên hàng không của 1 hãng hàng không nhưng đã nghỉ việc từ tháng 10-2022, có quá trình làm việc lâu năm, thường xuyên tiếp cận với nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không, các “hotgirl”, người mẫu ảnh nổi tiếng…

Vào thời điểm bị phát hiện, “má mì” Hạnh quản lý trên 30 gái bán d.âm, trong đó có các nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không và nhiều hotgirl, người mẫu ảnh nổi tiếng với giá bán d.âm từ 1.000 – 3.000 USD/ lượt.

Về đường dây tiếp viên hàng không bán dâm giá tới 3.000 USD: “Má mì” vừa môi giới vừa bán dâm bị xử lý ra sao? - 1

Võ Thị Mỹ Hạnh tại cơ quan công an

Hạnh thu tiền trực tiếp qua chuyển khoản ngân hàng của khách mua d.âm và chuyển trả cho gái bán d.âm, mỗi lần môi giới thành công, Hạnh được hưởng 7 triệu đồng/ 1 lần gái bán d.âm.

Ngoài môi giới mại dâm, Hạnh còn trực tiếp tham gia bán d.âm cũng với giá trên thông qua một số người môi giới cho khách mua d.âm tại Hà Nội, TP. HCM… Ước tính số tiền “má mì” này thu lợi bất chính trên 1 tỷ đồng. Vụ việc đang được cơ quan công an xác minh, làm rõ.

Đáng buồn, hiện tượng trên không phải hiếm gặp. Thời gian qua, hàng loạt đường dây mua bán dâm với giá hàng nghìn, thậm chí chục nghìn USD bị triệt phá đã gây bức xúc trong dư luận. Nhiều người đề nghị cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất đối với đối tượng môi giới mại d.âm để răn đe.

Về chế tài xử lý đối với hành vi này, khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại d.âm 2003 quy định, môi giới mại d.âm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua d.âm, bán dâ.m.

Tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi, đối tượng môi giới mại d.âm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự – luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.

Về xử lý hành chính, theo Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi môi giới mua d.âm, bán d.âm.

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua d.âm, bán d.âm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 328 BLHS 2015 về Tội môi giới mại d.âm với mức hình phạt từ 6 tháng – 15 năm tù.

Bên cạnh đó, theo Pháp lệnh phòng, chống mại d.âm 2003, người mua d.âm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp người mua d.âm người dưới 18 tuổi có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 329 BLHS 2015 Tội mua d.âm người dưới 18 tuổi.

Nếu người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm H.I.V mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 BLHS 2015.

Nếu người bán dâm còn có hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm thì có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 327 (Tội chứa mại dâm) hoặc Điều 328 (Tội môi giới mại dâm) – luật sư Nguyễn Thị Thu nhấn mạnh.

Công an TP.HCM vừa bắt quả tang 3 tiếp viên hàng không và một hot girl kiêm người mẫu ảnh bán dâm tại khách sạn trên đường Lê Thị Riêng, phường Bến Thành.

Võ Thị Mỹ Hạnh, 26 tuổi, cựu tiếp viên hàng không, được xác định là người đã rủ các đồng nghiệp, hotgirl bán dâm với giá 1.000-3.000 USD mỗi lần. Ngày 10/8, Hạnh đã bị cảnh sát bắt giữ. Vậy những người mua dâm sẽ bị xử lý ra sao?

Luật sư Nguyễn Doãn Hải, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Nam Việt Luật (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương), cho biết theo quy định pháp luật, mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Việc xử lý đối với hành vi mua dâm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền với số tiền 1-5 triệu đồng (theo quy định tại Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021).

Về việc không công khai tên tuổi người mua d.âm, luật sư Hải phân tích việc không công khai danh tính người mua d.âm và người bán d.âm là thực hiện quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của người khác được pháp luật bảo vệ.

Đồng thời, việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua dâm, bán dâm không thuộc trường hợp cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt (theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính).