La Thoại Tân là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của làng nghệ thuật miền Nam trước năm 1975. Vẻ ngoài lãng tử, những vai diễn ấn tượng đã đưa ông trở thành một trong những tài tử được vạn người mê đắm.

Giai đoạn 1954 – 1975 được coi là thời kỳ hình thành và phát triển của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Sau Chung một dòng sông, các nhà làm phim phía Bắc tiếp tục gây tiếng vang với Vợ chồng A Phủ (1961), Lửa trung tuyến (1961), Con chim vành khuyên (1962), Chị Tư Hậu (1963)… Lớp diễn viên điện ảnh khóa đầu tiên của điện ảnh miền Bắc khi đó có nhiều người nam như Lâm Tới, Long Vân, Huy Thành, Hải Ninh, nhưng Trần Phương được nhớ nhất vì luôn được chọn vào vai chính diện.

Sau năm 1954, ở miền Nam, điện ảnh là bộ môn giải trí cao cấp của giới thanh thiếu niên thành thị. Đóng cặp với những minh tinh Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, Kim Cương… thời kỳ này là những “kép đẹp” như Trần Quang, Lê Quỳnh, La Thoại Tân. Họ chẳng những đẹp về ngoại hình, sắc vóc mà còn sở hữu khả năng hoạt động nghệ thuật đa dạng như diễn xuất, hát, làm MC, tấu hài, sáng tác, chơi nhạc…

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 1

Nếu như Sài Gòn trước năm 1975 có bầu chọn “Soái ca” thì La Thoại Tân chắc chắn đứng ở vị trí bầu chọn cao nhất.

Nghệ sĩ đa tài

La Thoại Tân là một nghệ sĩ rất thông minh và trí thức. Nhắc đến La Thoại Tân, người ta thường nhắc đến như một tài tử điện ảnh, kiêm kịch sĩ.

Ông tên thật là Phạm Văn Tần, sinh năm 1937. Ông là một trong những diễn viên đầu tiên của Sài Gòn tham gia và sáng lập các ban kịch truyền hình cùng với kỳ nữ Kim Cương, nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, diễn viên Vân Hùng, danh hài Tùng Lâm,…

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 2

Thời bấy giờ, La Thoại Tân là cái tên sáng giá cho các vở hài kịch nổi tiếng. Bên cạnh đó, ông còn là một cây hài ăn khách.

Ông được khán giả nhớ đến qua chương trình 45 phút chuyện vui hay các chương trình đại nhạc hội Trường Xuân và Duy Ngọc những năm trước 1975.

Với năng khiếu cộng thêm niềm đam mê nên ông bén duyên nghệ thuật khá sớm và mảnh đất đầu tiên ông tham gia chính là kịch nghệ. Thập niên 60 của thế kỷ trước, La Thoại Tân và Vân Hùng là hai gương mặt lừng lẫy của sân khấu thoại kịch Sài Gòn.

Họ luôn xuất hiện bên cạnh 3 người đẹp Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng và Túy Hồng. Họ đã cùng nhau làm nên thành công cho những vở kịch lâm ly, sướt mướt.

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 3

Nhờ vẻ hào hoa, đẹp trai mà thời đó, ông được nhận nhiều vai diễn cũng như tham gia đa dạng hoạt động nghệ thuật từ phim, kịch, đạo diễn phim, hát cho đến làm MC.

Một trong những điều làm nên sức hút của ông chính là dù ở lĩnh vực nào ông cũng đều say mê và cống hiến hết mình. Thời điểm đó, ông được coi là một nghệ sĩ đa tài, được ghi nhận.

Tuy nhiên, mảnh đất màu mỡ nhất giúp La Thoại Tân nổi danh chính là điện ảnh. Ông được mệnh danh là “kép đẹp” của làng điện ảnh miền nam trước năm 1975.

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 4

Nét điển trai của ông làm điên đảo rất nhiều nữ nhân. Ông đã hợp tác với nhiều minh tinh đình đám, nhưng rất có duyên khi đóng cặp với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng.

Những bộ phim với sự tham gia của ông có thể kể đến như: Trương Chi Mị Nương (1956), Lệ đá (1971), Gánh hàng hoa (1971), Hoa mới nở (1973),…

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 5

Vai diễn trong phim Tứ quái Sài Gòn (1973) cũng là dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp điện ảnh của nam diễn viên.

Bộ phim làm nên thương hiệu

Những năm trước 1975, dòng phim thị trường, khá phát triển ở miền Nam. Những bộ phim hài lai căng một chút võ thuật Hong Kong, một phần mô-típ gangster Mỹ đã trở thành món ăn nhanh được ưa thích trong cơn đói tinh thần của một xã hội hào nhoáng. Tứ quái Sài Gòn là một trong những minh chứng tiêu biểu cho lối tư duy và cách làm phim “ăn liền” kiểu đó.

Tứ quái Sài Gòn cũng là bộ phim gắn liền với La Thoại Tân. Đây là bộ phim điện ảnh hài do hãng phim Lido sản xuất năm 1973.

Phim quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng của miền Nam Việt Nam như: Quái kiệt Tùng Lâm, La Thoại Tân, Khả Năng, Thanh Việt, Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Văn Giai, Túy Hoa.

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 6

Bộ phim này cũng được đ.ánh giá là phim hài tiêu biểu của miền Nam trước 1975. Phim có phụ đề tiếng Trung, tiếng Pháp và phát hành ở nhiều nước châu Á.

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách

THẢO MAI17:39 16/11/2023

La Thoại Tân là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của làng nghệ thuật miền Nam trước năm 1975. Vẻ ngoài lãng tử, những vai diễn ấn tượng đã đưa ông trở thành một trong những tài tử được vạn người mê đắm.

Giai đoạn 1954 – 1975 được coi là thời kỳ hình thành và phát triển của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Sau Chung một dòng sông, các nhà làm phim phía Bắc tiếp tục gây tiếng vang với Vợ chồng A Phủ (1961), Lửa trung tuyến (1961), Con chim vành khuyên (1962), Chị Tư Hậu (1963)… Lớp diễn viên điện ảnh khóa đầu tiên của điện ảnh miền Bắc khi đó có nhiều người nam như Lâm Tới, Long Vân, Huy Thành, Hải Ninh, nhưng Trần Phương được nhớ nhất vì luôn được chọn vào vai chính diện.

Sau năm 1954, ở miền Nam, điện ảnh là bộ môn giải trí cao cấp của giới thanh thiếu niên thành thị. Đóng cặp với những minh tinh Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, Kim Cương… thời kỳ này là những “kép đẹp” như Trần Quang, Lê Quỳnh, La Thoại Tân. Họ chẳng những đẹp về ngoại hình, sắc vóc mà còn sở hữu khả năng hoạt động nghệ thuật đa dạng như diễn xuất, hát, làm MC, tấu hài, sáng tác, chơi nhạc…

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 1

Nếu như Sài Gòn trước năm 1975 có bầu chọn “Soái ca” thì La Thoại Tân chắc chắn đứng ở vị trí bầu chọn cao nhất.

Nghệ sĩ đa tài

La Thoại Tân là một nghệ sĩ rất thông minh và trí thức. Nhắc đến La Thoại Tân, người ta thường nhắc đến như một tài tử điện ảnh, kiêm kịch sĩ.

Ông tên thật là Phạm Văn Tần, sinh năm 1937. Ông là một trong những diễn viên đầu tiên của Sài Gòn tham gia và sáng lập các ban kịch truyền hình cùng với kỳ nữ Kim Cương, nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, diễn viên Vân Hùng, danh hài Tùng Lâm,…

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 2

Thời bấy giờ, La Thoại Tân là cái tên sáng giá cho các vở hài kịch nổi tiếng. Bên cạnh đó, ông còn là một cây hài ăn khách.

Ông được khán giả nhớ đến qua chương trình 45 phút chuyện vui hay các chương trình đại nhạc hội Trường Xuân và Duy Ngọc những năm trước 1975.

Với năng khiếu cộng thêm niềm đam mê nên ông bén duyên nghệ thuật khá sớm và mảnh đất đầu tiên ông tham gia chính là kịch nghệ. Thập niên 60 của thế kỷ trước, La Thoại Tân và Vân Hùng là hai gương mặt lừng lẫy của sân khấu thoại kịch Sài Gòn.

Họ luôn xuất hiện bên cạnh 3 người đẹp Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng và Túy Hồng. Họ đã cùng nhau làm nên thành công cho những vở kịch lâm ly, sướt mướt.

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 3

Nhờ vẻ hào hoa, đẹp trai mà thời đó, ông được nhận nhiều vai diễn cũng như tham gia đa dạng hoạt động nghệ thuật từ phim, kịch, đạo diễn phim, hát cho đến làm MC.

Một trong những điều làm nên sức hút của ông chính là dù ở lĩnh vực nào ông cũng đều say mê và cống hiến hết mình. Thời điểm đó, ông được coi là một nghệ sĩ đa tài, được ghi nhận.

Tuy nhiên, mảnh đất màu mỡ nhất giúp La Thoại Tân nổi danh chính là điện ảnh. Ông được mệnh danh là “kép đẹp” của làng điện ảnh miền nam trước năm 1975.

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 4

Nét điển trai của ông làm điên đảo rất nhiều nữ nhân. Ông đã hợp tác với nhiều minh tinh đình đám, nhưng rất có duyên khi đóng cặp với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng.

Những bộ phim với sự tham gia của ông có thể kể đến như: Trương Chi Mị Nương (1956), Lệ đá (1971), Gánh hàng hoa (1971), Hoa mới nở (1973),…

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 5

Vai diễn trong phim Tứ quái Sài Gòn (1973) cũng là dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp điện ảnh của nam diễn viên.

Bộ phim làm nên thương hiệu

Những năm trước 1975, dòng phim thị trường, khá phát triển ở miền Nam. Những bộ phim hài lai căng một chút võ thuật Hong Kong, một phần mô-típ gangster Mỹ đã trở thành món ăn nhanh được ưa thích trong cơn đói tinh thần của một xã hội hào nhoáng. Tứ quái Sài Gòn là một trong những minh chứng tiêu biểu cho lối tư duy và cách làm phim “ăn liền” kiểu đó.

Tứ quái Sài Gòn cũng là bộ phim gắn liền với La Thoại Tân. Đây là bộ phim điện ảnh hài do hãng phim Lido sản xuất năm 1973.

Phim quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng của miền Nam Việt Nam như: Quái kiệt Tùng Lâm, La Thoại Tân, Khả Năng, Thanh Việt, Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Văn Giai, Túy Hoa.

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 6

Bộ phim này cũng được đ.ánh giá là phim hài tiêu biểu của miền Nam trước 1975. Phim có phụ đề tiếng Trung, tiếng Pháp và phát hành ở nhiều nước châu Á.

Tứ quái Sài Gòn gồm 4 người: Lùn (Tùng Lâm), Mập (Khả Năng), Râu (Thanh Việt) và Lúa (La Thoại Tân). Họ là bốn anh chàng nhà quê, một hôm nảy ý định khăn gói đến Sài Gòn, với hy vọng đổi đời.

Bốn người đi tàu lửa lên đất Sài Gòn. Tại đây, do không hiểu đời sống thành thị nên đã tạo nên nhiều vụ náo loạn và hài hước.

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 7

Nét tinh nghịch và những pha xử lý tình huống thông minh của 4 diễn viên hài vang danh một thời đã đưa người xem đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Từ những chàng hai lúa quỵt vé tàu, không biết cách gọi đồ Tây, không biết dùng dao dĩa, tứ quái đã trở thành những “nhà phát minh vĩ đại” với con thuyền chạy bằng quạt máy hay vua phá lưới trên trên sân cỏ.

Tứ quái Sài Gòn là cơ hội để La Thoại Tân phô diễn hết nét duyên diễn hài của mình. Đó chính là lý do, mỗi khi nhắc đến Tứ quái Sài Gòn là người ta nhớ đến La Thoại Tân.

La Thoại Tân: Soái ca đầu tiên của điện ảnh Việt, đa tài, cuối đời sống bình dị qua đời ở đất khách - Hình 8

Sau khi sang nước ngoài định cư, La Thoại Tân tiếp tục hoạt động nghệ thuật trong cộng đồng người Việt cho đến khi nghỉ hưu. Lừng lẫy trong nước nhưng khi sang nước ngoài vì không có nhiều cơ hội nên ông sống bình dị và nhớ về một thời lừng lẫy qua những bức ảnh hoài niệm.

La Thoại Tân kết hôn với bà Nguyễn Thị Ngọc Anh và có 2 người con, 1 trai, 1 gái. Năm 2008, ông qua đời tại Los Angeles.