Để có được lượng người xem và theo dõi, nhiều TikToker đã nghĩ ra những nội dung khiến người xem ngán ngẩm, thậm chí là làm những hành động có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

TikTok vẫn được biết đến là một trong số những nền tảng có lượng người dùng đông đảo, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu.

Tuy nhiên, cũng bởi có số lượng người sử dụng quá lớn, kết hợp với sự bùng nổ của các TikToker khiến cho chính nền tảng này cũng không thể kiểm soát được tất cả nội dung được đăng tải lên.

Không khó để bắt gặp trên TikTok những nội dung khiến người xem cảm thấy khó hiểu và lắc đầu ngao ngán. Tất cả được xây dựng nên nhằm mục đích câu view và sớm trở nên nổi tiếng từ một bộ phận lớn TikToker. Khi các nền tảng như Facebook, YouTube đã bắt đầu siết chặt quản lý về nội dung thì nhiều người dùng bắt đầu tìm đến TikTok với hy vọng đây sẽ là con đường ngắn nhất để biến mình trở thành một “KOLs”.

TikToker đăng clip ăn 1kg bột ngọt, bị CĐM ném đá vì câu view bất chấp sức khỏe - Hình 1

Nếu đã dùng TikTok trong một thời gian đủ dài thì nhiều người dùng sẽ thấy rằng, không ít các nội dung trên nền tảng này được sản xuất ra với một nội dung hết sức… vô nghĩa.

Dù đã nhiều lần bị lên án, song các nội dung “độc hại” vẫn xuất hiện tràn ngập trên ứng dụng này. Như mới đây, một clip với nội dung “ăn một cân bột ngọt” đã gây sự chú ý đối với người xem TikTok. Trong clip này, một TikToker đã ăn vã một bát được cho là mì chính. Dù dung lượng clip chỉ vào khoảng 5s và quá trình “ăn vã” này cũng được tua nhanh, song nhiều người vẫn không khỏi nổi da gà khi chứng kiến thử thách này.

TikToker đăng clip ăn 1kg bột ngọt, bị CĐM ném đá vì câu view bất chấp sức khỏe - Hình 2

Dẫu biết rằng, mì chính hay bột ngọt vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi về tác hại có thể gây ra với sức khỏe con người, song việc làm clip ăn một cân bột ngọt cũng khiến người xem ngao ngán và gây lo ngại khi người dùng nhỏ t.uổi (t.rẻ e.m) có thể bắt chước. Một lần nữa, hồi chuông báo động về việc “content câu view” trên TikTok nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung lại được vang lên: Để trở nên nổi tiếng, nhiều người đang bất chấp tất cả, ngay cả những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội.

TikToker đăng clip ăn 1kg bột ngọt, bị CĐM ném đá vì câu view bất chấp sức khỏe - Hình 3

TikToker đăng clip ăn 1kg bột ngọt, bị CĐM ném đá vì câu view bất chấp sức khỏe - Hình 4

Trước cip ăn bột ngọt, MXH từng chứng kiến loạt content phản cảm như “đặt điện thoại ở cửa sổ máy bay”, “ngồi trên băng chuyền hành lý”…

Giữa tháng 8/2022, một TikToker sinh năm 2000 cũng bị xử phạt vì hành vi sử dụng trái phép trang phục Công an nhân dân để thực hiện video gây tranh cãi. Trước đó, một nữ hành khách bị cấm bay sau khi tạo dáng quay TikTok giữa sân bay Phú Quốc.

TikToker đăng clip ăn 1kg bột ngọt, bị CĐM ném đá vì câu view bất chấp sức khỏe - Hình 5

Một số quán treo biển “cấm TikToker” sau khi có lùm xùm giữa những người làm video đ.ánh giá ẩm thực với một số quán ăn. Trong khi phía TikToker phàn nàn về chất lượng phục vụ và đồ ăn, chủ quán khẳng định đó chỉ là chiêu câu view của những người này, khiến việc kinh doanh của họ bị ảnh hưởng.

“Vì câu view, câu like, nhiều người sẵn sàng sản xuất nội dung nhảm nhí, không có tính giáo dục, phản cảm, hay nguy hiểm hơn là nội dung vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục”, ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông, đ.ánh giá.

TikToker đăng clip ăn 1kg bột ngọt, bị CĐM ném đá vì câu view bất chấp sức khỏe - Hình 6

Ông Khiêm Vũ, quản trị viên một cộng đồng người làm nội dung trên mạng xã hội, đ.ánh giá, bên cạnh yếu tố kiếm tiền, ham muốn nổi tiếng là điểm chung của nhiều người sử dụng mạng xã hội. “Trên TikTok, người làm nội dung và người xem phần lớn đều trẻ, vì vậy sẽ có những trường hợp không có nhận thức chín chắn trong việc làm video và bất chấp để được nhiều người biết đến”, ông Khiêm nhận định. Ông đ.ánh giá tình trạng này trên TikTok tương tự Facebook hay YouTube ở giai đoạn mới du nhập vào Việt Nam.

TikToker đăng clip ăn 1kg bột ngọt, bị CĐM ném đá vì câu view bất chấp sức khỏe - Hình 7

Tình trạng video nhảm trên mạng xã hội còn một phần xuất phát từ cuộc cạnh tranh thu hút và giữ chân người dùng của các nền tảng mới. Trong hai năm đại dịch, các video ngắn của TikTok nhanh chóng tạo thành cơn sốt khắp thế giới. Chứng kiến thành công ngoạn mục đó, từ năm ngoái và đầu năm nay, các nền tảng khác cũng lần lượt gia nhập cuộc đua tạo tính năng video ngắn để phục vụ thị hiếu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc chạy đua khiến đội ngũ kiểm duyệt nội dung không theo kịp lượng người dùng tăng nhanh, thậm chí đã lựa chọn có chủ ý trong việc chọn lọc nội dung được phép xuất hiện với mục đích câu view, tối ưu hóa lợi nhuận. “Họ xem người dùng như thị trường kiếm lời chứ không phải xã hội với những quy tắc, khuôn khổ cần tuân thủ”, Nanjala Nyabola, nhà nghiên cứu xã hội học người Kenya, nhận xét trên Washington Post.