Huỳnh Vũ Tiến từng gây chú ý trên chương trình Shark Tank Việt Nam khi kêu gọi đầu tư 5 tỷ đồng cho một thương hiệu trà sữa & cà phê chưa có quán nào trên thị trường, đồng thời tự nhận mình là “thiên tài”, có sản phẩm ngon nhất thị trường với thu nhập 1 tỷ đồng mỗi tháng.

Trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 5, chàng trai sinh năm 1995 Huỳnh Vũ Tiến giới thiệu anh là Founder & CEO của thương hiệu Let’s Milk Coffee & Tea, khởi nghiệp từ năm 2015 sau khi nghỉ học tại Đại học RMIT.

Theo lời của 9x này, công việc của anh bao gồm cả đào tạo pha chế và nghiên cứu sản phẩm, với thu nhập hiện tại là gần 1 tỷ đồng mỗi tháng. Mục đích tham gia Shark Tank của Vũ Tiến là gọi vốn cho một thương hiệu mới sắp ra mắt trên thị trường là Nectar Coffee & Tea, với số tiền mong muốn là 5 tỷ đồng cho 25% cổ phần.

Mặc dù kêu gọi các Shark đầu tư cho một thương hiệu chưa có quán nào trên thị trường, Vũ Tiến vẫn tự tin với 3 lý do.

Hiện nay mọi người chỉ uống trà sữa của Phúc Long, ngoài ra không còn thương hiệu nào ngon nữa. Em nhận thấy đây là cơ hội cực kỳ lớn cho mình.

Lý do thứ 2 là em đang có sản phẩm mạnh nhất thị trường, ngon nhất thị trường. Điều này đã được chứng minh bởi cộng đồng học viên của em cực kỳ lớn. Mỗi lần em ra sản phẩm mọi người đều sôi sục lên.

Lý do tiếp theo là em đang tiến sang lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất siro. Em đã nghiên cứu một loại siro vải ngon nhất thị trường có thể đưa vào sản xuất, cùng một loại siro caramel dạng cô đặc có vị kẹo Alpenliebe, nếu cho vào một vài chất làm đông có thể cạnh tranh với Alpenliebe luôn”, anh trình bày.

Vũ Tiến cho biết với kinh nghiệm 10 năm trong ngành, chỉ cần mở được một cửa hàng đầu tiên, “cả miền Nam và cả Việt Nam” sẽ phải biết tới anh. Cơ sở để anh tự tin vào startup của mình là chiến lược marketing dài hạn, cùng sản phẩm vượt trội mà anh tin rằng “không ai làm được” ngoài mình.

Cuối cùng, không có vị “cá mập” nào đồng ý đầu tư cho Vũ Tiến. Shark Phạm Thanh Hưng cho rằng với những tài năng đã trình bày, 9x này hoàn toàn có thể tiếp tục tự thành công. Còn Shark Nguyễn Hòa Bình nghi ngại rằng Vũ Tiến không phải “thiên tài” pha chế như anh tự nhận, mà là “thiên tai”.

Trước khi startup thành công, mình phải chữa được bệnh ngáo ngôn. Anh chúc em sớm chữa được bệnh ngáo ngôn, anh sẽ không đầu tư”, Shark Bình phát biểu.


Huỳnh Vũ Tiến – chàng trai sinh năm 1995 từng “gây bão” khi gọi vốn cho một thương hiệu chưa có quán nào trên thị trường.

Huỳnh Vũ Tiến giờ ra sao?

Sau màn gọi vốn gây xôn xao mạng xã hội, Huỳnh Vũ Tiến dường như đang dồn hết đam mê vào việc nghiên cứu sản phẩm và đào tạo pha chế.

Trên trang Facebook cá nhân, anh thường xuyên đăng bài cập nhật các khóa học pha chế đồ uống và workshop. Đi kèm với đó là hàng loạt thông báo các lớp học đã full chỗ cả tháng, nhờ sự quan tâm từ những bạn trẻ yêu thích ngành pha chế.

Vũ Tiến cũng cam kết về chất lượng những món đồ uống do anh chỉ dẫn. Chẳng hạn như trong một bài đăng hồi tháng 4, chàng trai trẻ thông báo anh đã cho ra công thức trà măng cụt thơm lừng, đậm đà, “độc nhất thị trường không chỗ nào có”. Vũ Tiến dự đoán món nước này sẽ thành xu hướng, sau những trend mà anh nói rằng mình đã tạo ra như trà xoài non mắm ruốc, ô long mãng cầu.

Theo quan sát, dự án Nectar Coffee & Tea mà Vũ Tiến ấp ủ dường như vẫn chưa được ra mắt thị trường.

Hồi tháng 5, fanpage Shark Tank Việt Nam đăng một video bao gồm đoạn chia sẻ của Vũ Tiến về công việc hiện tại của anh.

Trời thương lớp học của mình phát triển và dần mở rộng quy mô. Thời gian ngắn sau mình cũng gom góp đủ 150 triệu để đầu tư lại không gian lớp học cho chuyên nghiệp. Nếu nhìn hình, bạn có thể thấy nó còn đẹp hơn những quán cà phê được đầu tư chỉn chu. Toàn bộ quá trình lên ý tưởng, thiết kế nội thất, chụp hình sản phẩm, lên menu đều do tự tay mình làm.

Lời khuyên của mình cho các bạn trẻ là cuộc sống rất khắc nghiệt, nhiều khi chính bạn cũng không thể tìm được sự cân bằng giữa công việc và sức khỏe cá nhân. Sẽ có lúc bạn phải chọn một trong hai. Và nếu bạn chần chừ giữa việc làm hay không làm thì cứ làm đi, có vấp ngã mới có thành công”, Vũ Tiến cho hay.

‘Ch.ém gió” tại Shark Tank thu nhập 1 tỉ đồng/tháng, Startup nhận kết cục không ngờ tới

Sau khi đắn đo và cân nhắc, Shark Erik biết rằng Shark Hưng muốn đầu tư 1 triệu đô, nên ông quyết định không đầu tư, để cho Startup làm việc với các Shark khác.
Hệ thống Anh Ngữ Á Châu với hai đại diện là Nguyễn Đình Hải (phải) – nhà sáng lập và Trương Kiều Oanh (trái) – Giám đốc, đồng sáng lập
Shark Hưng là người đầu tiên ra deal đầu tư cho Á Châu 1 triệu đô
Cuối cùng Á Châu chốt deal với Shark Hùng Anh (giữa) tại Thương vụ bạc tỉ mùa 5 là 1 triệu đô để sở hữu 12% công ty, đồng thời được nhận thêm 100 triệu từ Golden Ticket
Shark Hùng Anh cũng đưa ra quyết định của mình. Ông đề nghị đầu tư 1 triệu đô để sở hữu 12% công ty, hoặc 1 triệu rưỡi đô để sở hữu 20%. Shark Bình chia sẻ ông có đầu tư vào giáo dục, khoảng 30 cơ sở trên toàn quốc, những cơ sở lớn dạy về công nghệ steam lập trình cho trẻ em. Ông đưa ra mức offer 1 triệu đô cho 11% cổ phần với nhiều sự hỗ trợ vì ông đã và đang làm nghề giáo dục nên có kinh nghiệm.

Sau khi Startup hội ý, chị Oanh cho biết mình vẫn rất khó để lựa chọn deal. Lúc này Shark Hùng Anh quyết định bước ra mở két vàng lấy Golden Ticket để giành quyền thương lượng với Startup.

Nhìn thấy sự quyết liệt của shark Hùng Anh khi ông còn chưa kịp viết vào Golden Ticket, Kiều Oanh đã đưa ra quyết định hợp tác với ông: “Shark Hùng Anh chuyên về công nghệ và Á Châu đang cần chuyển đổi số nên Shark Hùng Anh sẽ giúp chúng tôi”, Kiều Oanh cho biết.Và Á Châu đã chốt deal với Shark Hùng Anh tại Thương vụ bạc tỉ mùa 5 là 1 triệu đô để sở hữu 12% công ty, đồng thời được tặng thêm 100 triệu từ Golden Ticket của Shark Lê Hùng Anh – nhân tố bí ẩn của Shark Tank mùa 5 trên VTV3.

Tại Shark Tank Việt Nam mùa 5, nhà sáng lập Lê Minh Đức còn giới thiệu nền tảng công nghệ bất động sản Remaps, cung cấp cho người dùng các tiện ích để biết tiềm năng, tham khảo giá, có cộng đồng người mua người bán và môi giới, số liệu thống kê để phân tích và nhận định.

Shark Bình quyết định từ chối đầu tư nhưng ông ngỏ ý rằng nếu Shark Hùng Anh mời, ông có thể tham gia và Minh Đức đồng ý nhận đầu tư tối thiểu 10 tỉ đồng cho tối đa 40% cổ phần của Shark Hùng Anh.

Startup cuối cùng xuất hiện trong Shark Tank Việt Nam mùa 5 tập 11 là Nguyễn Châu Linh – nhà sáng lập Thư viện 100 năm thuộc Tập đoàn Hành trình Kim cương. Chị đến chương trình để kêu gọi đầu tư 5 tỉ cho 5% cổ phần nhưng phải đành ra về tay trắng do “không thuộc về nhau”. Theo Shark Erik, ông đánh giá Startup đang có nhiệm vụ nâng cao cộng đồng. Tuy nhiên điều đó lại không phù hợp để một quỹ đầu tư mạo hiểm tìm kiếm lợi nhuận có thể đầu tư.