Cù lao phố (nay là phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) là một cù lao nhỏ nhưng có hàng chục công trình lịch sử, văn hóa mang đậm giá trị tín ngưỡng, lịch sử gắn liền với thời kỳ mở mang lãnh thổ dân tộc về phương Nam.
Ngoài các công trình được xếp hạng di tích cấp quốc gia gồm: đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Ông, chùa Đại Giác…, tại cù lao Phố còn có 11 ngôi đình cổ. Đa phần các ngôi đình tại phường Hiệp Hòa trải đều tại 3 khu phố: Nhất Hòa, Nhị Hòa, Tam Hòa được hình thành từ thế kỷ XIX (ban đầu gọi là miếu) và mang tên các thôn, xã (của thời điểm đó). Trong đó phải kể đến các đình: Bình Quan, Hưng Phú.
Ban Quản lý, Ban Quý tế đình Bình Quan (phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) quét dọn đình sau những ngày mưa gió, giữ sân đình luôn sạch sẽ.Các ngôi đình cổ ở cù lao Phố được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, chỗ dựa về mặt tinh thần của người dân địa phương, là nơi thờ Thành Hoàng (vị thần bảo hộ cho người dân trong khu vực), các bậc tiền nhân, liệt sĩ – những người có công với vùng đất này.
Hiện nay, các đình được quản lý, chăm sóc bởi các ban quản lý, ban quý tế đình, hầu hết là người cao tuổi sinh sống ngay tại khu phố. Hằng ngày, họ đều mở cửa đình, thắp nhang, quét dọn; đến các dịp lễ, họ lại tổ chức các hoạt động lễ cúng biểu thị lòng tôn kính Thành Hoàng, những bậc tiền nhân.
Việc giữ gìn các ngôi đình cổ góp phần quan trọng trong việc tạo nét bình yên, tĩnh lặng rất riêng của vùng đất cù lao Phố giữa sự ồn ào, náo nhiệt của đô thị phát triển công nghiệp như TP.Biên Hòa.
Một số hình ảnh giữ mái đình cổ giữa lòng phố thị
Bản sao ấn của đình Bình Quan (bản chính đã thất lạc trong thời kháng chiến chống Mỹ) được Ban Quản lý, Ban Quý tế lưu giữ cẩn thận.
Bên trong đình Bình Quan còn bố trí các bàn thờ liệt sĩ là người dân địa phương
Theo Ban Quản lý đình Bình Quan, để gìn giữ, bảo quản được các hiện vật cổ trong đình phải có sự tận tâm, chăm chút tỉ mỉ của nhiều thế hệ người dân địa phương.
Đặc biệt, tại đình Bình Quan còn lưu giữ các hiện vật gốm của địa phương có niên đại vào thế kỷ XVII -XVIII.
Là ngôi đình nằm sát đường Đỗ Văn Thi đông đúc, đình Hưng Phú (KP.Nhất Hòa, P.Hiệp Hòa) đã được Ban Quý tế dành nhiều thời gian để tạo không gian xanh, chăm sóc cây cối trong khuôn viên đình
Ban Quý tế đình Hưng Phú thắp nhang ở bàn thờ Thành Hoàng rồi mới tiến hành các nghi lễ khác
Trải qua nhiều thăng trầm nhưng Ban Quý tế đình Hưng Phú vẫn giữ được bản gốc sắc phong thần của vua Tự Đức (năm 1852) và hiện được cất trong nhiều lớp hộp, có khóa kỹ lưỡng.
Mỗi chiều, Ban Quý tế đình Hưng Phú lại chuẩn bị trang phục chỉnh tề, thắp nhang khắp các bàn thờ trong đình, tỏ lòng ngưỡng vọng đến Thành Hoàng và các bậc tiền nhân đi mở cõi.
News
Con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu xuất hiện trước truyền thông: Kí kết với vai trò Phó TGĐ VinFast
Ông Phạm Nhật Quân Anh hiện giữ chức Phó Tổng Giám đốc Khối sản xuất VinFast. Ông Phạm Nhật Anh Quân đang bắt tay với đại diện…
Bắt đầu tháng 12/2023, người nhận lương hưu hưởng thêm quyền lợi đặc biệt, biết để tránh thiệt thòi
Vì thực hiện đồng thời cải cách tiền lương và tăng lương hưu từ 01/7/2024 nên sẽ có 2 trường hợp tăng lương hưu sau cải cách…
Tử vi ngày 19/12: Tuổi tỵ không hề tốt, trùm cuối còn đáng lo hơn
Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, cuộc sống, tình duyên… của 12 con giáp trong hôm nay, thứ 3 ngày 19/12/2023. Tử vi…
Thợ điện bật mí: Cứ mùa đông đến là điều chỉnh 1 nút trong tủ lạnh tiền điệm giảm hẳn 1 nửa
Biết cách điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh, chúng ta có thể tiết kiệm kha khá tiền tiền mỗi tháng. Hãy tránh đặt tủ lạnh gần…
Hơn 20 năm mới biết Chuối cong và Chuối thẳng có sự khác biệt lớn: Người bán tiết l:ộ sự thật, tránh để mua nhầm
Quả chuối cong và quả chuối thẳng có sự khác biệt về chất lượng. Bạn cần biết điều này để chọn được những quả chuối ngon ngọt…
Mách cách trồng chanh trong chậu c:ực dễ cho cây sai trĩu quả, mọi nhà hái mỏi tay
Bạn có thể trồng chanh trong chậu ngay tại nhà, vừa để trang trí cho căn nhà, vừa được thu hoạch quả. Chanh là loại quả được…
End of content
No more pages to load